8. Cấu trúc luận văn
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học
sinh THCS tại huyện Bảo Thắng
2.6.1. Những kết quả đạt được
- Về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải cho nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng đã thực hiện ngay từ đầu năm học; các tổ, nhóm chun mơn đã phải trao đổi, thống nhất trong tổ, nhóm để lựa chọn các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn HĐTN trong một năm học do tổ, nhóm hoặc liên mơn thực hiện và báo cáo về ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học.
- Về công tác tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng: Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở; Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV thực hiện nhiệm vụ; Khen thưởng, xử lý kịp thời, cơng bằng, chính xác; Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện HĐTN của học sinh.
- Về công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng: Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề liên môn; môn học; chủ đề tích hợp, ...Hiệu trường và CBQL nhà trường chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh; địa phương, cá nhân và các tổ chức khác trong xã hội;
- Về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng đã thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến HĐTN,…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường.
2.6.2. Những hạn chế
- Về công tác lập kế hoạch hoạt động trải cho nghiệm cho học sinh ở THCS huyện Bảo Thắng cịn mang nặng tính hình thức, năm sau theo năm trước mà chưa có sự đột phá, cải cách trong thay đổi các chương trình, nội dung, tính mới cho HĐTN (kết quả nội dung điều tra tại bảng 2.8 cho thấy điểm thấp nhất)
- Về công tác tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng: các nội dung công việc trong kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng và CBQL đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên, nhất là phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV, cơng tác bồi dưỡng giáo viên về HĐTN; Có cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác (kết quả nội dung điều tra tại bảng 2.9 cho thấy điểm thấp nhất)
- Về công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng: các nội dung chỉ đạo chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên; Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề rèn luyện KNS và Phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN còn hạn chế (kết quả nội dung điều tra tại bảng 2.10 cho thấy điểm thấp nhất).
- Về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng chưa đa dạng về nội dung, hình thức kiểm tra, chủ yếu mang tính chất đối phó của các đồn kiểm tra nhất là đồn ngồi trường (từ Phịng và Sở) (kết quả nội dung điều tra tại bảng 2.11 cho thấy điểm thấp nhất).
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế
Thời điểm hiện tại các nhà trường cịn có nhiều bộ mơn cịn chưa có giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để thu hút học sinh vào hoạt động mà mình phụ trách, chưa biết gắn kết các bộ mơn có liên quan cùng tổ chức để tạo sức hấp dẫn cho học sinh, sự phối hợp trong và ngoài nhà trường chưa tốt.
Học sinh thì hiếu động, áp lực vào cấp III lớn nên các em chỉ thích tham gia trải nghiệm ở những bộ môn thi vào cấp III.
Học sinh trong giai đoạn này có sự thay đổi về tâm lí nên nhiều học sinh thể hiện mình thái quá trước các bạn nhưng cũng có những học sinh ngại thể hiện, tự cô lập minh trước tập thể, ngại giao tiếp.
Nhận thức của một bộ phận giáo viên về vai trị và ý nghĩa của HĐTN trong việc hình thành và phát triển tồn diện cho HS chưa sâu sắc. Vì vậy, vẫn cịn những học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN.
Một số GV cịn thiếu nhiệt tình, ngại đổi mới, một số khác thì hạn chế về năng lực, thiếu sáng tạo trong công việc nên khơng đầu tư cho hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Áp lực thực hiện nội dung chương trình GD chính khóa cao, dẫn đến ngại tổ chức HĐTN.
Cơ chế kiểm tra, đánh giá chưa tạo động lực cho hoạt động, chưa có chế tài xử lý nếu khơng tổ chức hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã được quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học, tuy nhiên cịn hạn chế ở một số nội dung, hình thức tổ chức. Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS huyện Bảo Thắng đã được triển khai tương đối hiệu quả, thể hiện ở các nội dung: công tác lập kế hoạch hoạt động trải cho nghiệm cho học sinh ở THCS huyện Bảo Thắng; công tác tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng; công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng; công tác kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Bảo Thắng. Tuy nhiên công tác quản lý HĐTN tại các trường trên địa bàn huyện Bảo Thắng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như điều kiện CSVC, tài chính nhà trường, khn viên của nhà trường; Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên; Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường; Hệ thống văn bản pháp quy của ngành về giáo dục học sinh trong nhà trường phổ thông; Điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương, trong đó yếu tố điều kiện CSVC, tài chính nhà trường, khn viên của nhà trường là có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến thực tiễn công tác quản quản lý hoạt động TN tại các trường THCS của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẢO THẮNG,
TỈNH LÀO CAI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai