Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệ mở các trường THCS trên địa

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sin hở

trường THCS tại huyện Bảo Thắng

Để tìm hiểu thực trạng cơng tác kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phục lục 1 tiến hành khảo sát GV các trường THCS huyện Bảo Thắng, kết quả thu được ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12: Thực trạng kiểm tra đánh giá HĐTN cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

STT Nội dung

Mức độ n=110

(Giáo viên) Điểm

TB Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình HĐTN cho học sinh THCS đã xây dựng

5 11 16 40 38 3,86 4

2

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức trong các HĐTN cho học sinh THCS theo từng đợt

8 16 16 47 23 3,55 6

3

Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN cho học sinh THCS thông qua sự trưởng thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV và học sinh

3 12 12 26 57 4,11 1

4

Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV THPT trong các đợt HĐTN cho học sinh THCS

6 12 19 47 26 3,68 5

5

Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động HĐTN cho học sinh THCS 2 9 16 51 32 3,93 3 6 Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức HĐTN cho học sinh THCS cho chu kỳ sau

4 8 17 35 46 4,01 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nội dung “Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN cho học sinh THCS thông qua sự trưởng thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV và học sinh” đạt 4,11 điểm, xếp mức khá, mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh

giá theo đúng yêu cầu chương trình HĐTN về năng lực của cả GV và HS, giáo viên được đánh giá qua mức độ đáp ứng chuyên môn, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và triển khai chủ đề được nhà trường phê duyệt, HS được đánh giá các khía cạnh như kiến thức, tâm lý, sự hứng thú cho môn học,… Xây dựng được các Nội dung đánh giá HĐTN sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.

Nội dung “Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức HĐTN cho học sinh THCS cho chu kỳ sau” đạt 4,01 điểm, xếp mức khá, các chương trình HĐTN đều được điều chỉnh sau khi kết thúc triển khai, tổ chuyên môn, liên môn sẽ thảo luận, bàn bạc và thay đổi như hình thức tổ chức, địa điểm, nội dung, phương pháp triển khai để khắc phục hạn chế mà HĐTN diễn ra không phù hợp với HS hoặc CSVC không đảm bảo,…thực hiện “Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động HĐTN cho học sinh THCS” đạt 3,93 điểm, xếp mức khá, việc này diễn ra khá thụ động, khi thực hiện nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các trường thực hiện không đồng đều do minh chứng lưu hoạt động đánh giá còn chưa đầy đủ hàng năm.

Nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình HĐTN cho học sinh THCS đã xây dựng” đạt 3,86 điểm, xếp mức khá, xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 76 - 78)