9. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Phân loại nợ
1.2.2.1.Giới thiệu cách phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tại một số quốc gia
Laurin và cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng việc phân loại nợ khó có tiêu chuẩn kế toán quốc tế thống nhất. Việc tiếp cận phân loại nợ được xem là trách nhiệm của người quản lý hoặc chỉ là vấn đề báo cáo giám sát.
Quan sát Bảng 1.1 cho thấy, một số quốc gia trên thế giới như Ý, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Singapore… có những điểm tương đồng trong việc phân loại nợ (gồm 05 nhóm). Một số quốc khác lại có cách phân loại nợ khác như Nga và Đức chỉ phân thành 04 nhóm, Tây Ban Nha phân thành 06 nhóm nợ.
Đối với việc trích lập DPRR, có những quốc gia ban hành quy định cụ thể về trích lập dự phòng (Argentina, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha…) nhằm mục đích giám sát và so sánh giữa các ngân hàng dễ hơn. Ví dụ đối với Trung Quốc, các ngân
hàng được yêu cầu thiết lập dự phòng chung tối thiểu là 1% tổng dư nợ, dự phòng cụ thể được quy định chi tiết cho từng nhóm nợ; Ấn Độ cũng thực hiện phân loại nợ chặt chẽ và tiến gần tới chuẩn mực quốc tế, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ áp dụng quy định đặc thù ngành cho dự phòng chung, dựa trên rủi ro của từng lĩnh vực.
Bảng 1.1: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập DPRR tại một số quốc gia
Quốc gia Số lượng
nhóm nợ Quy định dự phòng Ghi chú
Đức 4 Dự phòng cụ thể
04 nhóm bao gồm: cho vay không rủi ro, cho vay có dấu hiệu rủi ro, nợ có dấu hiệu không thu hồi, và nợ xấu
Ý 5 Không có quy định cụ thể Không có quy định cụ thể về trích lập dự phòng Tây Ban Nha 6 Dự phòng chung và dự phòng cụ thể Tỷ lệ dự phòng chung 0,51%, còn 3 nhóm cuối lần lượt là 10%, 25- 100%, 100% Mỹ 5 Không có quy định cụ thể
Không đưa ra quy định cụ thể
Brazil 9 Dự phòng cụ thể
9 nhóm đưa ra gồm AA (0%), A (0,5%), B (1%), C (3%), D (10%), E (30%), F (50%), G (70%), H (100%)
Trung quốc 5 Dự phòng chung và dự phòng cụ thể Tỷ lệ dự phòng cho 5 nhóm lần lượt là 1%, 3%, 25%, 75%, 100% Ấn Độ 4 Dự phòng chung và dự phòng cụ thể
Chia cụ thể làm 2 loại có bảo đảm hoặc không có bảo đảm. Tương ứng sẽ có mức trích lập dự phòng khác nhau và linh hoạt
Singapore 5 Dự phòng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phòng cho 3 nhóm cuối tối thiểu lần lượt là 10%, 50%, 100%
Quốc gia Số lượng nhóm nợ Quy định dự phòng Ghi chú Nga 4 Dự phòng chung và dự phòng cụ thể Tỷ lệ trích lập dự phòng cho 3 nhóm cuối lần lượt là 20%, 50%, 100%. Dự phòng nhóm 1 là 1% Argentina 5 Dự phòng chung và dự phòng cụ thể - Có tài sản đảm bảo: Tỷ lệ dự phòng cho 5 nhóm lần lượt là 1%, 3%, 12%, 25%, 50% - Không có tài sản đảm bảo: Tỷ lệ dự phòng cho 5 nhóm lần lượt là 1%, 3%, 25%, 75%, 100%
(Nguồn: Trích từ tài liệu của Laurin và cộng sự (2002))
Tuy nhiên, cũng có quốc gia không ban hành những quy định cụ thể (Ý, Mỹ,…) và việc quy định trích lập dự phòng không nhằm mục tiêu là tính toán rủi ro ở những giai đoạn ban đầu mà cơ quan giám sát thường sẽ xem xét các yếu tố khách quan có thể xảy ra do các nhà hoạch định chính sách tài khóa.
1.2.2.2. Cách phân loại nợ và trích lập DPRR ở Việt Nam theo quy định tại Thông tư 02
Từ năm 2005, các NHTM tại Việt Nam thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của TCTD (Quyết định 493). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, văn bản này đã bộc lộ một số hạn chế; đặt ra yêu cầu phải được sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp thực tiễn, giúp hoạt động của các NHTM được minh bạch, tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Trước thực tế đó, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN vào ngày 21/01/2013, thay thế Quyết định 493 và một số văn bản khác liên quan. Theo đó,
các NHTM tại Việt Nam thực hiện phân loại nợ theo 02 phương pháp: phương pháp định lượng và phương pháp định tính, được trình bày cụ thể tại Bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2: Phương pháp phân loại nợ tại các TCTD Việt Nam hiện nay
Nhóm nợ Phương pháp định lượng Phương pháp định tính
Nhóm 3 (Nợ dưới
tiêu chuẩn)
- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD; - Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các TCTD;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các TCTD;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các TCTD;
- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
- Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 02.
- Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 02.
Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Nhóm nợ Phương pháp định lượng Phương pháp định tính
- Khoản nợ vi phạm các quy định tại điều 126, 127, 128 Luật các TCTD năm 2010 nêu trên, chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 02.
- Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 02.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại điều 126, 127, 128 Luật các TCTD năm 2010 nêu trên, chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Nợ của khách hàng là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh
Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Nhóm nợ Phương pháp định lượng Phương pháp định tính
ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; - Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 02.
- Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 02.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Thông tư 02)
Từ Bảng 1.1 và Bảng 1.2 cho thấy, Việt Nam cũng đã đưa ra cách phân loại nợ thống nhất với nhiều quốc gia (Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Mỹ), việc chia thành 05 nhóm nợ và các giải thích cho từng nhóm nợ là khá tương đồng với các nhóm nợ ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Do trên thực tế không có chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và việc sử dụng các hệ thống tiêu chí phân loại nợ cũng khác nhau giữa các quốc gia. Vì vậy, khi xác định, đo lường, phân tích, đánh giá, so sánh nợ xấu giữa các NHTM hoặc giữa các quốc gia phải xem xét, hiểu được hệ thống phân loại nợ và trích lập DPRR được sử dụng. Nếu việc so sánh số liệu nợ xấu giữa các quốc gia hoặc giữa các NHTM được dựa trên các tiêu chí phân loại nợ khác nhau thì việc so sánh dễ khập khiểng, không có nhiều ý nghĩa và có thể đưa ra nhận định không hợp lý. Mọi sự so sánh nợ xấu phải bảo đảm tính đồng nhất về hệ thống tiêu chí phân loại nợ.
Chính vì vậy, các cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng thường ban hành quy định khung về phân loại nợ và trích lập DPRR phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia. Hiện các NHTM tại Việt Nam đều thực hiện việc phân loại nợ và trích lập DPRR thống nhất theo Thông tư 02 và các văn bản bổ sung, sửa đổi liên quan.
Bảng 1.3: Quy định trích lập DPRR tại các TCTD Việt Nam hiện nay Số lượng nhóm nợ Quy định dự phòng Mức trích 05 nhóm: Nhóm 1-Nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2 - Nợ cần chú ý, Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4 - Nợ nghi nghờ, Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Dự phòng chung 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (trừ các khoản sau đây được nêu cụ thể tại Điều 13 Thông tư 02. Tuy nhiên, NHNN vẫn có thể yêu cầu TCTD phải trích lập đối với những khoản loại trừ trên nếu căn cứ vào kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro).
Dự phòng cụ thể
1. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng
khách hàng được tính theo công thức sau: ;
trong đó: R là tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích
của từng khách hàng; là tổng số tiền dự phòng
cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n; Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r.
Trong đó: Ai: Số dư nợ gốc thứ i; Ci: giá trị khấu trừ
của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (gọi
chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ
trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 02 (trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính = 0)
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm
nợ lần lượt là: 0%; 5%; 20%; 50%; 100%
(Nguồn: Tác giả trích lược từ Thông tư 02)
nhiều điểm như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính mức dự phòng cụ thể phải trích lập, quy định một số tiêu chí chặt chẽ hơn trong việc phân loại nợ…. Trong đó, điểm đáng chú ý của Thông tư 02 là yêu cầu các TCTD cần phân tích chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng (kể cả khi thực hiện phân loại theo phương pháp định tính vẫn phải tiến hành phân loại song song với phương pháp định lượng trong thời gian tối thiểu 05 năm và phải báo cáo NHNN và được NHNN chấp thuận). Điều này cho thấy, Thông tư 02 về cơ bản đã khắc phục được một số hạn chế của các văn bản có liên quan trước đó và được kỳ vọng rất lớn về việc xác định đúng và đủ nợ xấu, đưa ra một bức tranh chân thực về sức khỏe của các NHTM, dần hướng tới việc tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro.
Tuy nhiên, trước nguy cơ được dự đoán rằng tỉ lệ nợ xấu có thể tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng và khả năng mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế nếu các NHTM phải thực hiện theo Thông tư 02 vào thời điểm năm 2014. Ngay sau đó, Thông tư 09/2014/TT-NHNN đã được NHNN Việt Nam ban hành với một số điều kiện được nới lỏng hơn so với Thông tư 02, với mục đích chủ yếu vẫn là lùi thời hạn hiệu lực của một số quy định để tránh những cú sốc đối với thị trường đang vốn rất mong manh, nhạy cảm lúc này.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ xấu 1.2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu 1.2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa số dư nợ xấu trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm xác định, qua đó cứ 100 đồng đơn vị tiền tệ khi Ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nếu tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp.
1.2.3.2. Tốc độ tăng/giảm của tỷ lệ nợ xấu
Chất lượng của công tác xử lý nợ xấu có thể được đánh giá qua chỉ tiêu mức tăng/giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua thời gian hoặc xem xét sự biến động của cơ cấu các nhóm nợ trong nợ xấu. Nếu trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng, tỷ lệ dư
nợ của nhóm có mức độ rủi ro cao hơn ngày càng có xu hướng giảm so với tỷ lệ dư nợ của nhóm có mức độ rủi ro thấp hơn, thì có thể nói công tác quản trị nợ xấu của ngân hàng đang có những chuyển biến tích cực và đi đúng hướng; còn ngược lại, cho thấy việc quản trị nợ xấu đã không đem lại hiệu quả.
1.2.4. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý nợ xấu theo Basel
Ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc về quản lý nợ xấu, mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Có thể kể tới 13 nguyên tắc cơ bản trong số 17 nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu như sau:
Về xây dựng môi trường tín dụng thích hợp, có nguyên tắc 1, 2,3:
Nguyên tắc 1 về phòng ngừa nợ xấu: mỗi ngân hàng cần phát triển một chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, trong đó sẵn sàng chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu phù hợp. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng với mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng. Cụ thể, chiến lược quản lý rủi ro cần thể hiện tuyên bố của ngân hàng trong việc sẵn sàng cấp tín dụng dựa trên loại hình rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, đồng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dự kiến.
Chiến lược sẵn sàng chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu được phổ biến hiệu quả trong toàn ngân hàng. Mọi nhân viên ngân hàng cần hiểu rõ và có trách nhiệm tuân thủ các thủ tục, chính sách đã đề ra. Hội đồng quản trị giao Ban Tổng Giám đốc quản lý các hoạt động tín dụng do ngân hàng tiến hành và các hoạt động này thực hiện trong