Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn thời điểm trước và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 65 - 66)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.7. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn thời điểm trước và

khi thực hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780 và Thông tư 09

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008, nền kinh tế nước ta đã chịu không ít tác động tiêu cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, tình hình tài chính suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng; thêm vào đó, trong những năm 2010 - 2012, việc tăng trưởng tín dụng “nóng” và buông lỏng kiểm soát chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam đã khiến nợ xấu tăng nhanh, lợi nhuận giảm sút…Trong bối cảnh đó, Quyết định 780 ra đời, cho phép các NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng vay và được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi cơ cấu (nếu các TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi cơ cấu). Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, Quyết định 780 đã bộc lộ một số hạn chế (TCTD có thể lợi dụng để che giấu nợ xấu, gây khó khăn cho mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD của Chính phủ). Hơn nữa, trước xu thế hội nhập tài chính mạnh mẽ, không còn lý do để trì hoãn thêm việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động quản trị đối với các NHTM Việt Nam. Quyết định 780 hết hiệu lực, các NHTM phải thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR theo Thông tư 02. Và để giảm bớt áp lực cho các NHTM khi phải áp dụng Thông tư 02 trong việc phân loại nợ và trích lập DPRR, NHNN đã ban hành Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02.

Quan sát số liệu tại Bảng 2.12 ta thấy, đến cuối tháng 6/2015, tổng số dư các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện theo Quyết định 780 và Thông tư 09 của các NHTM trên địa bàn là 2.376 tỷ đồng, giảm so với cuối năm 2014 là 932 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do một số khoản nợ quá hạn trả nợ theo thời hạn cơ cấu lại và chuyển sang nợ xấu.

Điều này cho thấy các NHTM đã “mạnh dạn” nhìn nhận thực trạng nợ xấu, hạn chế việc cơ cấu lại các khoản nợ xấu và có cái nhìn tích cực hơn trong việc ghi nhận các khoản nợ cơ cấu lại về đúng bản chất hơn trước.

Bảng 2.12: Thực trạng nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn, 2010 - Quý 2/2015 trước và sau khi thực hiện cơ cấu lại theo Quyết định 780 và Thông tư 09

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng dư nợ

Nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của

các NHTM

Nợ xấu được cơ cấu lại theo QĐ 780 và

TT 09

Nợ xấu (nếu không được cơ cấu lại)

Số tiền Tỷ lệ nợ xấu /Tổng dư nợ Số tiền Tỷ lệ nợ xấu /Tổng dư nợ Số tiền Tỷ lệ nợ xấu /Tổng dư nợ 2011 40.716 780 1,92 0 0 780 1,92 2012 42.436 1.521 3,58 542 1,28 2.063 4,86 2013 43.745 974 2,23 2.360 5,39 3.334 7,62 2014 49.906 1.354 2,71 3.308 6,63 4.662 9,34 Quý II/2015 53.381 4.067 7,62 2.376 4,45 6.443 12,07

(Nguồn: Báo cáo nợ xấu của NHNN Chi nhánh TPCT, 2010 - Quý 2/2015)

Các khoản nợ cơ cấu lại trong năm 2014 tăng cao so với năm 2012 và 2013 chủ yếu do một số NHTM thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ trước thời điểm Quyết định 780 hết hiệu lực (ngày 20/3/2014) để tránh các quy định chặt chẽ hơn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ của NHNN.

Đối với các NHTM trên địa bàn, các khoản nợ được cơ cấu lại chủ yếu giữ nguyên nợ ở nhóm 1. Trong trường hợp không thực hiện Quyết định 780 và Thông tư 09 thì tổng nợ xấu của các NHTM trên địa bàn đến 30/6/2015 là 6.443 tỷ đồng, tăng so với cuối năm 2014 là 1.781 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 38,2%) và tăng so với cuối năm 2012 là 4.380 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 212,3%). Điều đó cho thấy một phần nợ xấu tiềm ẩn đang được “che dấu” chủ yếu trong nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, do đó chất lượng tín dụng tại một số NHTM trên địa bàn chưa được phản ánh chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)