9. Kết cấu của luận văn
1.2.6.1. Đối với hoạt động của NHTM
Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng
Khi nợ xấu gia tăng làm giảm lợi nhuận của NHTM, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông và những người góp vốn đầu tư vào ngân hàng. Nếu tình trạng nợ xấu không được khắc phục và tiếp tục kéo dài, các cổ đông và những nhà đầu tư sẽ tìm cách thoái vốn do không còn giữ được niềm tin vào sự phát triển của ngân hàng như trước đây, uy tín của ngân hàng đó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Hơn
nữa, trong điều kiện hiện nay, khi kết quả hoạt động của các NHTM ngày càng được minh bạch hóa, các phương tiện thông tin truyền thông trở nên đa dạng hơn thì việc tiếp cận những thông tin có liên quan đến quyền và lợi ích của cổ đông, của khách hàng sẽ rất nhanh chóng, dễ tạo “tâm lý đám đông” hay những “phản ứng dây chuyền” có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của hoạt động ngân hàng.
Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng
Khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, nguồn vốn cho vay không thể thu hồi hoặc chậm được thu hồi, trong khi vẫn phải chịu áp lực thanh toán các khoản tiền gửi và lãi huy động phát sinh thường xuyên, ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng, ít nhiều gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Đây là tác động rõ ràng nhất của nợ xấu đối với hoạt động của NHTM. Nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro, làm tăng chi phí của ngân hàng, từ đó làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Trường hợp khoản vay đã là nợ xấu nhưng không có biện pháp xử lý hoặc cơ cấu nợ phù hợp, tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến báo cáo thu nhập của ngân hàng.