Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 37 - 40)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.5.1. Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng không hợp lý như tăng trưởng tín dụng quá cao, cho vay với lãi suất cao, công tác tín dụng chủ yếu “chạy” theo chỉ tiêu mà buông lỏng việc kiểm soát chất lượng tín dụng…sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng.

- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ quá hạn liên quan mật thiết đến tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng:

+ Theo nghiên cứu của Keeton (1999), tác giả sử dụng dữ liệu từ năm 1982- 1996 và mô hình hồi quy vector tự động để phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng và các khoản cho vay bị quá hạn ở Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng và tài sản bị suy giảm có một mối quan hệ chặt chẽ. Tác giả đã cho thấy,

tại các ngân hàng ở một số bang nước Mỹ, việc tăng trưởng tín dụng nhanh, kết hợp với các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng hơn, đã góp phần làm cho các khoản nợ tổn thất cao hơn;

+ Sinkey và Greenwalt (1991) đã chỉ ra các khoản lỗ của ngành ngân hàng tại Hoa Kỳ. Họ khẳng định rằng các yếu tố bên trong và bên ngoài giải thích tỷ lệ tổn thất của các ngân hàng này. Họ tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa các tỷ lệ tổn thất cho vay và các yếu tố nội bộ như cho vay quá nhiều, lãi suất cao.

+ Salas và Saurina (2002 ) đã có mô hình nghiên cứu đối với các ngân hàng Tây Ban Nha, họ phát hiện ra rằng tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP thực tế , tỷ lệ vốn, quy mô ngân hàng, và độ lớn của thị trường là những yếu tố giải thích về sự thay đổi trong các khoản nợ xấu.

- Các khoản tín dụng không hợp lệ được xem là biểu hiện của sự thiếu chặt chẽ trong chính sách quản lý tín dụng và khả năng cho vay yếu kém.

Chính sách tín dụng không hợp lý, quá đặt nặng vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến tăng trưởng tín dụng nóng hoặc cho vay tập trung vào những lĩnh vực có rủi ro cao. Tăng trưởng tín dụng nóng và nợ xấu phát sinh sẽ có độ trễ thời gian. (Phan Thị Thu Hà, 2009)

- Khả năng thu hồi vốn đối với những khoản vay có lãi suất cao có thể sẽ gặp không ít khó khăn.

+ Theo nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991) tại các NHTM lớn ở Mỹ đã chỉ ra rằng lãi suất cao của ngân hàng liên quan đến vỡ nợ của các doanh nghiệp.

+ Rajan và Dhal (2003) đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy để chỉ ra rằng các yếu tố tài chính (trong đó có chi phí tín dụng) đã có tác động đáng kể đến nợ xấu.

Công tác thẩm định tín dụng

“Về cơ bản, các khoản cho vay không hiệu quả là kết quả của sự thiếu tính khách quan của thẩm định và đánh giá tín dụng. Đánh giá thiếu chính xác khả năng

tài chính của người vay và giá trị thị trường của tài sản thế chấp là nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ xấu”. (Wondimagegnehu Negera, 2012, page 82)

Thực tế cho thấy, công tác thẩm định trước khi cho vay được xem là khâu trọng yếu nhất của nghiệp vụ cấp tín dụng, là tiền đề quan trọng trong quá trình đánh giá khách hàng và đưa ra quyết định cho vay. Việc làm tốt công tác thẩm định (thực hiện chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình, quy định) được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu và cơ bản nhất để ngăn ngừa rủi ro nợ xấu.

Thiếu thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng

Bên cạnh năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, ngân hàng cần phải cập nhật đầy đủ thông tin có chất lượng liên quan đến khách hàng. Bằng cách đối chiếu các nguồn thông tin với nhau, có thể nhận biết được mối quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD khác, chất lượng quan hệ tín dụng ra sao (vì có trường hợp hệ thống thông tin tín dụng chưa phản ánh đầy đủ hoặc TCTD chưa khai báo, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng).

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một số ngân hàng bị tổn thất tài sản cũng như chậm nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro, có nguyên nhân rất lớn từ việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo. Khi ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay sẽ không nhìn thấy nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Mục tiêu của công tác này là để kiểm tra xem cơ sở quyết định cho vay có chính xác và để xác định vốn vay liệu có được sử dụng đúng với mục đích. “Để đáp ứng các mục tiêu này các ngân hàng cần đánh giá khách hàng vay vốn về khả năng tài chính, giá trị của tài sản thế chấp trong thời gian chấp thuận cho vay tiếp tục vẫn như cũ” (Wondimagegnehu Negera, 2012, page 79).

Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng tín dụng phụ thuộc một phần vào năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Một ngân hàng với đội ngũ cán bộ không đồng đều về

chất lượng, hạn chế về khả năng thu thập và phân tích thông tin trong thẩm định và xử lý tín dụng rất dễ làm phát sinh những khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)