9. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Mục tiêu xử lý nợ xấu của Chính phủ
Xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm tạo điều kiện cho TCTD mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các TCTD và thị trường tiền tệ. Phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay, kiểm soát có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của “Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” được ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD đến năm 2020, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vốn và dịch vụ ngân hàng cho phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.2. Định hướng của NHNN Việt Nam về xử lý nợ xấu trong năm 2015
Trước những đòi hỏi cấp bách của công tác xử lý nợ xấu, ngày 27/01/2015, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD, theo đó Thống đốc NHNN yêu cầu tập trung triển khai các giải pháp để xử lý nợ xấu, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, cải thiện thanh khoản, nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả hoạt động của TCTD, tạo điều kiện mở rộng tín dụng hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với các TCTD, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; nghiêm cấm sử dụng biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín
dụng và kết quả kinh doanh; nghiêm cấm lợi dụng việc xử lý nợ xấu để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho TCTD;
Triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng; xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2015 một cách chi tiết cho từng giai đoạn, trong đó có các giải pháp về sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC; đảm bảo đến ngày 30/6/2015 phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015. Riêng chỉ tiêu bán nợ xấu cho VAMC phải đạt không dưới 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015, để đến cuối năm đưa nợ xấu về mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại; rà soát, tiết giảm các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu; tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu.
3.1.3. Chỉ đạo của NHNN Chi nhánh TP Cần Thơ đối với các TCTD trên địa bàn trong công tác xử lý nợ xấu năm 2015 trong công tác xử lý nợ xấu năm 2015
Tại hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015, Giám đốc NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn phải tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu theo quy định của NHNN Việt Nam và quy định nội bộ của TCTD; chủ động xây dựng kế hoạch xử lý nợ; đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng nhằm ngăn ngừa, kiềm chế nợ xấu phát sinh, phấn đấu đến 31/12/2015 đưa tỷ lệ nợ xấu tại từng TCTD và toàn địa bàn thành phố về mức dưới 3% tổng dư nợ cho vay.
3.2. Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ địa bàn thành phố Cần Thơ
Dựa trên cơ sở lý luận về nợ xấu ở Chương 1, kết hợp với việc phân tích thực trạng và nguyên nhân nợ xấu được trình bày tại Chương 2, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ như sau:
3.2.1.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu từ phía NHTM
Ngăn ngừa nợ xấu từ khâu thẩm định cho vay
Để ngăn ngừa nợ xấu, đảm bảo an toàn cho khoản vay, trong công tác thẩm định cho vay, các NHTM cần xác định đúng đối tượng khách hàng, nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn và các điều kiện kèm theo để hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay; việc thẩm định cho vay đối với từng nhóm khách hàng cần chú trọng một số nội dung:
Đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh:
- Thu thập thông tin về khách hàng: khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và bên bảo đảm (bên thứ 3) nên chú ý quan sát thái độ và nội dung trả lời của khách hàng, phát hiện những mâu thuẫn và các vấn đề không nhất quán hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời của khách hàng; tự đánh giá, nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của khách hàng và người có liên quan; giải thích những điểm còn chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn; nắm bắt được những thông tin chủ yếu về nhân thân của khách hàng và người có liên quan, mục đích vay vốn, nhu cầu sử dụng vốn, các tài sản khách hàng là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu, thu nhập, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ dự kiến; khái quát phương án kinh doanh, tình hình tài chính, vốn tự có, công nợ, uy tín với bạn hàng, tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm, dư nợ tại các TCTD, khách hàng và người có liên quan... đối chiếu với quy định về những trường hợp không được cho vay hoặc hạn chế cho vay theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra các yếu tố cơ bản của hồ sơ vay vốn: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương, đăng ký kết hôn (nếu có); hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ; giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ; hồ sơ tài sản bảo đảm; các giấy tờ liên quan khác; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình vay nợ, báo cáo tài chính, sổ sách bán hàng, giấy tờ chứng minh doanh thu, lợi nhuận, hợp đồng đầu vào, đầu ra...
- Thẩm định điều kiện vay vốn: thẩm định năng lực pháp luật và hành vi dân sự; gia cảnh khách hàng; bộ máy quản lý, năng lực kinh doanh, uy tín khách hàng; nhóm khách hàng có liên quan; thông tin về nợ vay và những thông tin khác...
- Thẩm định tình hình kinh doanh/nghề nghiệp, tình hình tài chính: cần đánh giá trình độ học vấn, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm; đánh giá mức độ phát triển đối với nghề nghiệp, vị trí công tác hiện tại; khả năng phát triển, uy tín, thương hiệu của công ty; cần đánh giá kỹ các nguồn thu nhập của khách hàng và người có liên quan...; trường hợp nguồn trả nợ là hoạt động kinh doanh thì cần đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; lịch sử, hoạt động kinh doanh hiện tại (ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính…).
- Thẩm định phương án, dự án vay vốn và nguồn trả nợ: thẩm định mục đích đề nghị vay vốn, xác định nhu cầu vay vốn phù hợp với quy định của pháp luật; đánh giá sự cần thiết và hiệu quả mang lại của phương án vay đối với khách hàng và gia đình; đánh giá tính hợp lý của chi phí thực tế và giá thị trường của đối tượng vay vốn đối với hàng hóa có chủng loại tương tự; thẩm định vốn tự có và tính khả thi của vốn tham gia vào phương án.
Ngoài ra, đối với cho vay sản xuất kinh doanh cần phải xác định được chính xác nhu cầu vay vốn phù hợp với đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề; thẩm định tính pháp lý của phương án vay vốn, tính khả thi của phương án, thị trường và phương thức tiêu thụ, kỹ thuật công nghệ, khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào, phương diện tổ chức quản lý và tiến độ thực hiện; thẩm định phương diện tài chính của phương án (tổng nhu cầu vốn, tính khả thi của từng loại nguồn vốn tham gia, vốn tự có tham gia vào phương án); thẩm định hiệu quả tài chính (doanh thu, chi phí, lợi nhuận hoặc IRR, NPV...)
- Thẩm định nguồn trả nợ: đánh giá nguồn thu nhập, khả năng trả nợ trong thời gian vay vốn. Trong trường hợp khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD hoặc có nhiều khoản nợ phải trả, cần phải đánh giá ảnh hưởng của các nghĩa vụ tài chính tới khả năng trả nợ của khách hàng; cân đối các nguồn thu nhập (lương, thuê nhà, thu
hoạch sản phẩm, lợi nhuận kinh doanh, khấu hao, doanh thu tiêu thụ, các nguồn khác) với nguồn chi ra (chi phí tiêu dùng, chi trả nợ khác, chi cho tài sản lưu động, lương, nguyên vật liệu...) để cân đối nguồn trả nợ, xác định nguồn trả nợ phù hợp nguồn thu.
- Thẩm định lợi ích, rủi ro và biện pháp kiểm soát rủi ro nếu cho vay:
Trên cơ sở thẩm định khách hàng, phương án/dự án vay vốn và biện pháp bảo đảm, lập mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó đánh giá lợi ích của ngân hàng, các rủi ro có thể xảy ra nếu cho vay; từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa như: biện pháp quản lý nguồn thu, dòng tiền, các bảo đảm bổ sung với bên mua hàng, bên trả thu nhập; điều kiện bảo hiểm tài sản và các hình thức khác.
- Xác định chính xác các yếu tố: số tiền vay, phương thức cho vay, lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ và điều kiện thanh toán, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, cần lưu ý tìm hiểu thêm thông tin từ chính quyền địa phương, cơ quan công tác, bạn hàng về đạo đức của khách hàng vay và gia đình. Cần lưu ý những khách hàng có tuổi cao, sức khỏe không tốt, những người hay rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, những người có tiền án, tiền sự, những người mới kinh doanh, kiểm tra những thông tin khác (hóa đơn tiền điện, tiền nước...); đối với cho vay mua nhà, đất cần lưu ý xem khách hàng có dấu hiệu kinh doanh bất động sản không.
Đối với thẩm định cho vay khách hàng là tổ chức kinh tế:
- Đánh giá tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng: đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp, quản trị điều hành của Ban lãnh đạo…
- Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: tìm hiểu thông tin chung, thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích
hoạt động và triển vọng của ngành nghề kinh doanh, phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng, đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng, tính toán lợi nhuận đối với ngân hàng.
- Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: kiểm tra tính khớp đúng, hợp lý của báo cáo tài chính, phân tích chi tiết tình hình tài chính của khách hàng, lưu ý thu thập sổ quỹ tiền mặt, báo cáo nội bộ, bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ đầu ra, đầu vào gửi cơ quan thuế.
- Thẩm định phương án vay của khách hàng: đánh giá sơ bộ nội dung phương án kinh doanh, phân tích tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ; xác định phương thức cấp tín dụng.
Riêng đối với cho vay để thu mua nông sản để bán (không thuộc đối tượng vay tạm trữ) tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như gạo, thủy, hải sản..., thông thường các doanh nghiệp thu mua có hợp đồng đầu ra trước, sau đó mới tiến hành thu mua; thời gian giao, nhận hàng rất ngắn và khi kí hợp đồng mua, bán các bên thường ứng trước cho nhau một phần giá trị của hợp đồng; do đó, nhu cầu vay vốn lưu động rất ít nên việc tính toán mức cho vay của NHTM cần lưu ý vấn đề này. Trước khi giải ngân, cần kiểm tra thực tế tại kho hàng của nhà cung cấp sản phẩm đầu vào, kiểm soát quá trình giao nhận để xác định mức cho vay và thời gian cho
vay phù hợp, hạn chế việc khách hàng vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích. Đối với cho vay theo dự án đầu tư:
- Ngoài việc xem xét trên hồ sơ đề nghị vay vốn, NHTM cần phải tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu, văn bản chế độ, các chính sách có liên quan đến dự án đầu tư từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Lưu ý trước khi thẩm định, quyết định cho vay, dự án đầu tư phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Khi thẩm định dự án đầu tư, cần lưu ý những vấn đề sau: thẩm định sự cần thiết phải đầu tư; phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào; đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật; đánh giá về phương
diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án; thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn; đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án; phân tích rủi ro, các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro.
Phòng ngừa nợ xấu từ khâu thẩm định tài sản bảo đảm, lựa chọn
hình thức bảo đảm tiền vay
Biện pháp bảo đảm tiền vay là nguồn dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được, đồng thời tăng trách nhiệm trả nợ của người vay và hạn chế sự lừa đảo, trốn tránh trách nhiệm của người vay.
- Việc thẩm định tài sản bảo đảm phải xác định chính xác tính pháp lý của hồ sơ tài sản; xác định tài sản có thực và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, có bị tranh chấp hay thuộc diện quy hoạch, giải tỏa; có đủ điều kiện giao dịch trên thị trường hay không; xem xét tính thanh khoản và khả năng quản lý của ngân hàng nếu nhận tài sản bảo đảm.
- Phải kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của tài sản bảo đảm, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố; xác định rõ cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố; kiểm tra thực tế tại hiện trường để xác định vị trí, địa điểm, chất lượng, giá trị thực tế, hình thức, hiện vật (có thể tham khảo ý kiến thông qua cấp ủy, chính quyền địa phương, dân cư sống trên địa bàn...). Đối với tài sản vượt quá năng lực thẩm định của đơn vị, cần thuê cơ quan/tổ chức có uy tín có chức năng thẩm định giá; đối với tài sản thế chấp, cầm cố của bên thứ 3 cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản và bên vay để tránh vay hộ, vay ké...; thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản phải được hoàn thiện trước khi giải ngân.
- Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với tài sản dễ biến chất, dễ suy giảm chất lượng (tài sản có thời hạn sử dụng, hàng hóa nông, thủy sản…), tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ hoặc tại nhiều TCTD, tài sản mà việc chuyển nhượng phụ thuộc nhiều vào quy định pháp luật, tài sản là quyền đòi nợ và các khoản