Quy trình xử lý nợ tại các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 79 - 81)

9. Kết cấu của luận văn

2.6.1. Quy trình xử lý nợ tại các NHTM

Thông thường, việc xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ tổ chức theo 06 bước với một số nội dung công việc được NHTM phân công cho cán bộ, nhân viên, các bộ phận chức năng thực hiện theo trình tự và được tóm tắt như sau:

Đơn vị/ cá nhân thực hiện Tóm tắt nội dung công việc

Nhân viên tín dụng

Gặp gỡ khách hàng khi phát hiện dấu hiệu nợ cần xử lý; phân loại nợ vào các nhóm nợ tương ứng; lập báo cáo lãnh đạo và đề xuất biện pháp xử lý nợ.

Lãnh đạo phòng tín dụng/ phòng giao dịch

Kiểm tra thông tin do cán bộ tín dụng báo cáo; báo cáo người có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý; kiểm tra và chuyển kết quả phân loại nợ đến Phòng (bộ phận) quản lý nợ để phối hợp xử lý

Chuyên viên quản lý nợ và Lãnh đạo Phòng (bộ phận)

quản lý nợ

Tiếp nhận hồ sơ nợ xấu; tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp kết quả phân loại nợ, tính toán mức trích lập dự phòng rủi ro trình người có thẩm quyền phê duyệt

Người có thẩm quyền

Tiếp nhận biện pháp xử lý phù hợp; giao nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ có liên quan phối hợp thực hiện; phê duyệt và thực hiện phân loại nợ

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn

Nhân viên tín dụng/Lãnh đạo đơn vị/phòng giao dịch

Kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm; lập báo cáo tình hình hồ sơ; đề xuất người có thẩm quyền các biện pháp bổ sung nếu phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ các yếu tố pháp lý.

Người có thẩm quyền Quyết định các biện pháp xử lý và kiểm tra, giám sát

việc thực hiện.

Bước 3: Định giá lại tài sản bảo đảm

Chuyên viên tín dụng, thẩm định, lãnh đạo đơn vị/phòng

giao dịch

Định giá lại tài sản bảo đảm; đề xuất các biện pháp bổ sung trong trường hợp tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ; báo cáo người có thẩm quyền về tình hình tài sản và đề xuất biện pháp xử lý.

Bước 4: Gặp gỡ và thảo luận với khách hàng

Chuyên viên tín dụng/quản lý nợ/Lãnh đạo đơn vị/....

Tìm hiểu, kiểm tra thông tin, trao đổi về khả năng hợp tác, phương án khắc phục, về biện pháp quản lý tiền, hàng, về lộ trình, kế hoạch, tiến độ xử lý nợ, bổ sung tài sản bảo đảm...., lập biên bản làm việc; báo cáo kết quả làm việc, đề xuất biện pháp xử lý...

Bước 5: Xây dựng và phê duyệt phương án xử lý nợ

Chuyên viên tín dụng/quản lý nợ/Lãnh đạo đơn vị/....

Trường hợp khách hàng hợp tác: Thực hiện phương án khắc phục.

lý nợ/Lãnh đạo đơn vị/.... hiện phương án khắc phục nhưng không thành công: Thực hiện các biện pháp xử lý nợ: xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, đề nghị các cơ quan pháp luật hỗ trợ xử lý thu hồi nợ, xử lý rủi ro, chuyển nợ thành vốn góp, bán nợ...

Bước 6: Lưu giữ hồ sơ xử lý nợ

Như vậy, nếu chỉ tính riêng thời gian NHTM thực hiện quy trình xử lý nợ đối với một khoản nợ xấu đã phải tiến hành nhiều bước, qua nhiều phòng nghiệp vụ…làm tốn kém thời gian, chi phí, chưa kể đến những thủ tục bên ngoài ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)