Những khó khăn chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82 - 83)

9. Kết cấu của luận văn

2.6.3.1. Những khó khăn chung

 Tình hình kinh tế trong nước thời gian qua gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp; khách hàng thu hẹp sản xuất, giảm lợi nhuận, dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng cũng gặp khó khăn.

 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn kém hiệu quả, nguồn thu không đảm bảo thanh toán nợ; một số trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản, do đó kênh thu nợ từ khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

 Thị trường bất động sản trầm lắng dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản gặp nhiều trở ngại, đặc biệt đối với các bất động sản có giá trị lớn; tài sản đảm bảo bị giảm giá trị hoặc được định giá chưa đúng tại thời điểm cho vay, ảnh hưởng đến kết quả thu nợ.

 Các quy định liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm cũng còn nhiều điểm bất cập:

+ Luật các tổ chức tín dụng 2010 (Điều 132) cho phép TCTD được phép nhận tài sản thế chấp là bất động sản để gán nợ nhưng lại bị giới hạn thời gian nắm giữ (không quá 3 năm).

+ Tuy Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho TCTD có quyền phát mại tài sản là bất động sản nhưng lại thiếu quy định về cơ chế cưỡng chế giao tài sản. Do đó, khi tài sản được bán cho bên thứ ba nhưng người có tài sản không

chịu giao tài sản thì ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian phối hợp với bên mua tài sản để kiện đòi tài sản từ chủ sở hữu (Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2010 của Chính phủ).

+ Chưa có hướng dẫn về việc nắm giữ tài sản để xử lý theo Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010; quy định của Luật đất đai và Luật Dân sự không thống nhất về phương thức xử lý tài sản trong trường hợp các bên không có thỏa thuận...

+ Cơ chế xử lý thông qua Tòa án và thi hành án khá phức tạp, mất nhiều thời gian dẫn đến phát sinh thêm nhiều chi phí; Tòa án không tiếp nhận đơn khởi kiện của TCTD khi khách hàng vay vốn cố tình trốn tránh, không có mặt tại địa phương hoặc địa chỉ của bị đơn không thể xác định được cụ thể hoặc khách hàng chây ỳ, bất hợp tác, thiếu thiện chí trả nợ, trì hoãn việc chuyển giao tài sản đảm bảo cho các cơ quan liên quan để xử lý; lợi dụng chính sách hỗ trợ của ngân hàng, yêu sách đòi miễn, giảm lãi, chỉ trả gốc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)