Tình hình xử lý nợ xấu của các NHTM trên địa bàn thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 81 - 82)

9. Kết cấu của luận văn

2.6.2. Tình hình xử lý nợ xấu của các NHTM trên địa bàn thời gian qua

Tính đến 30/6/2015, tổng số dư nợ xấu đã được các NHTM trên địa bàn xử lý là khoảng 224 tỷ đồng. Nợ xấu được xử lý bằng nhiều cách thức khác nhau như:

- Khách hàng và bên thứ 3 trả nợ: 31 tỷ đồng, chiếm 13,84% tổng số nợ xấu đã xử lý;

- Phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay: 25 tỷ đồng, chiếm 11,16% tổng số nợ xấu được xử lý;

- NHTM xử lý bằng nguồn DPRR: 38 tỷ đồng, chiếm 16,96 % tổng số nợ xấu được xử lý. Đây là cách thường được các NHTM áp dụng. Tuy nhiên, chỉ có những ngân hàng đã trích lập dự phòng nợ xấu một cách đầy đủ thì mới có thể áp dụng cách này vì có thể dẫn đến việc thua lỗ.

- NHTM bán nợ xấu cho VAMC: 130 tỷ đồng, chiếm 58,04% tổng số nợ xấu được xử lý.

Tuy nhiên, do VAMC mua nợ không bằng “tiền thật”, nợ xấu chỉ tạm thời biến mất trên Bảng cân đối kế toán; sau khi mua nợ, VAMC lại ký hợp đồng ủy quyền cho TCTD bán nợ theo dõi và tự xử lý nợ xấu đó và hàng năm vẫn phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã bán đi. Như vậy, thực tế nợ xấu này chỉ được xử lý về mặt “kỹ thuật” chứ không phải xử lý thực sự.

Như vậy, đến nay việc xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ chủ yếu là bán nợ cho VAMC; sau đó các ngân hàng bán nợ vẫn tiếp tục phải xử lý nợ xấu đã bán, để đưa nợ xấu về mức dưới 3% vào cuối năm 2015 theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN.

2.6.3. Những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)