Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 26 - 29)

8. Kết cấu đề tài

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng thƣơng mại

mại

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

 Thủ tục bảo lãnh nhanh gọn

Thủ tục bảo lãnh nhanh gọn là một trong những yếu tố khách hàng r ất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh. Khi đó họ sẽ giảm bớt đƣợc nhiều thời gian và chi phí cho việc phát hành bảo lãnh c ủa ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng muốn phát triển hoạt động bảo lãnh thì phải quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên phải đảm bảo đúng quy trình hoạt động và hợp pháp.

 Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Theo Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN , một ngân hàng không đƣợc phép thực hiện bảo lãnh vƣợt quá 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Trong phạm vi này, ngân hàng có thể thực hiện bất kỳ loại bảo lãnh nào. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng luôn t ận dụng tối đa các cơ hội, do đó các ngân hàng sẵn sàng ký kết các hợp đồng có giá trị lớn (trong phạm vi cho phép). Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần cân nhắc nguồn vốn của mình để đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ bảo

lãnh thì ngân hàng có đủ vốn để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, tránh tình trạng rủi ro thanh khoản.

 Số lƣợng hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo

lãnh thấp

Bảo lãnh đƣợc coi nhƣ là một tài sản ngoại bảng, chỉ khi nào ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đƣợc bảo lãnh thì kho ản chi trả đó đƣợc xế vào tài sản xấu trong nội bảng và cấu thành nợ quá hạn của ngân hàng. Do đó hạn chế hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng nói chung và an toàn hoạt động bảo lãnh nói riêng. Để thực hiện đƣợc điều đó đòi hỏi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phát triển thể hiện ở khâu thẩm định khách hàng cũng nhƣ trình độ hoạt động của cán bộ làm hoạt động bảo lãnh phải có chất lƣợng cao.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá khả năng mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng ta xem xét các chỉ tiêu sau:

Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh

Đƣợc thể hiện ở việc ngân hàng có thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh không, có đáp ứng đƣợc các nhu cầu của khách hàng hay chƣa. Hoạt động bảo lãnh đƣợc coi là phát triển khi nó đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đa dạng. Theo nhƣ phân loại ở trên, hoạt động bảo lãnh của ngân hàng có thể đƣợc chia thành r ất nhiều loại. Mỗi loại bảo lãnh khác nhau có mục đích sử dụng và có tác dụng riêng. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp do khả năng hạn chế, nhiều ngân hàng chỉ tập trung một số loại bảo lãnh mà có nhu c ầu lớn và bỏ qua các loại bảo lãnh khác. Điều đó nói lên rằng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó chỉ trong giai đoạn khởi đầu, chƣa phát triển. Nếu một ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hoá danh mục bảo lãnh thực hiện, chứng tỏ ngân hàng đó có uy tín lớn và thực sự phát triển về hoạt động bảo lãnh. Vì vậy, đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh là một mục tiêu c ủa các ngân hàng trong quá trình phát triển hoạt động bảo lãnh.

Loại hình sản phẩm = Tổng các loại hình sản phẩm Ngân hàng đang cung ứng

Sự mở rộng về đối tƣợng và số lƣợng khách hàng

Với nhiều loại hình khác nhau, hoạt động bảo lãnh có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tƣợng khác nhau. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế hiện nay, các thành phần kinh tế đều tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách sôi nổi. Các ho ạt động đó có thể đem lại những món lợi lớn, nhƣng đồng thời cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro gây tổn thất đáng kể cho họ. Mọi đối tƣợng tham gia vào đó đều có thể gặp rủi ro từ nhiều phía, một trong số đó là rủi ro do đối tác gây ra. Để ngăn chặn những rủi ro này, một biện pháp đƣợc sử dụng đó là bảo lãnh ngân hàng. Nhƣ vậy, hoạt động bảo lãnh trong một ngân hàng hoàn toàn có thể thu hút đƣợc tất cả các thành phần kinh tế tham gia. Đặc biệt, hiện nay khi mà rủi ro ngày càng nhiều và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên thì số lƣợng khách hàng có nhu cầu sử dụng hoạt động bảo lãnh c ủa ngân hàng ngày càng tăng. Ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển là phải đáp ứng đƣợc những nhu cầu đó ngày càng tốt. Do đó, việc tăng đối tƣợng khách hàng và số lƣợng khách hàng sử dụng hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triển ho ạt động bảo lãnh của ngân hàng.

Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm: Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số

tiền bảo lãnh phát sinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trƣớc đã chứng tỏ quy mô hoạt động bảo lãnh tăng lên.

Dƣ nợ bảo lãnh

Dư nợ bảo lãnh cuối năm = Dư nợ bảo lãnh cuối năm trước + Doanh số bảo lãnh phát sinh – Doanh số bảo lãnh giải tỏa

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng có thể đƣa ra nhận xét về sự mở rộng của ho ạt động bảo lãnh. Khi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phát triển thì số lƣợng hợp đồng thực hiện bảo lãnh sẽ lớn và tăng đều lên qua các năm. Đồng thời khi đó giá trị mỗi hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Điều đó dẫn đến dƣ nợ bảo lãnh của ngân hàng đạt mức cao và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp các hợp đồng bảo lãnh có giá trị trong nhiều năm nên

dƣ nợ bảo lãnh vào một thời điểm của năm có thể là sự dồn tích của nhiều năm trƣớc đó và không phản ánh sự phát triển thực sự của bảo lãnh ngân hàng.

Chỉ tiêu dƣ nợ bảo lãnh quá hạn: là kho ản vốn ngân hàng trả thay bảo lãnh đã đến hạn thanh toán, không đƣợc gia hạn nợ mà khách hàng vẫn chƣa bồi hoàn lại cho ngân hàng

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn = =

Dư nợ bảo lãnh quá hạn x 100% Tổng dư nợ bảo lãnh đến hạn Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi = =

Dư nợ bảo lãnh quá hạn trên 1 năm x 100% Tổng dư nợ bảo lãnh đến hạn

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh: P hản ánh khả năng sinh lời của hoạt

động bảo lãnh trong tổng doanh thu và doanh thu từ các hoạt động khác.

Doanh thu bảo lãnh = Doanh thu phí bảo lãnh +Doanh thu dịch vụ bảo lãnh

Lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh:

Nếu lợi nhuận từ ho ạt động bảo lãnh cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện hoạt động bảo lãnh có hiệu quả và ngƣợc lại. Lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh đƣợc tính trên cơ sở chênh lệch giữa doanh thu và chi phí từ hoạt động bảo lãnh.

Lợi nhuận bảo lãnh = Lợi nhuận phí bảo lãnh + Lợi nhuận dịch vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)