Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 106 - 107)

8. Kết cấu đề tài

3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Để nâng cao hoạt động bảo lãnh tại các Ngân hàng, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc (vụ tín dụng, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, vụ tài chính – kế toán, vụ quản lý ngoại hối) cần phải thực hiện các vấn đề nhƣ:

Thứ nhất Chính phủ cũng nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc (vụ tín dụng, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, vụ tài chính – kế toán, vụ quản lý ngo ại hối) cần chủ động kết hợp với các Ngân hàng để theo dõi, quản lý, thu thập thông tin khách hàng phát hành bảo lãnh chính xác, giúp đỡ các Ngân hàng trong việc kiểm soát sau phát hành bảo lãnh, giải quyết các vấn đề phát sinh về mặt pháp lý nếu có trong thời gian bảo lãnh một cách đúng đắn và kịp thời. Cùng với đó là việc tăng cƣờng hơn nữa về mặt ý thức phối hợp với các Ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát khách hàng trong thời gian bảo lãnh nhằm phát hiện những trƣờng hợp có những biểu hiện sai trái trong hoạt động cấp phát bảo lãnh,…Bên c ạnh đó, cần phải ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp sử dụng thƣ bảo lãnh vào những trƣờng hợp không đúng mục đích yêu cầu ban đầu.

Thứ hai Chú trọng công tác giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ và năng lực quản lý của cán bộ, khả năng áp dụng những công nghệ tiên tiến, tiếp cận những kiến thức mới nhanh chóng liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Đi đôi với việc này là nâng cao chất lƣợng đào tạo các nhân viên tại các cơ quan của Nhà nƣớc (vụ tín dụng, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, vụ tài chính – kế toán, vụ quản lý ngoại hối) trong việc quản lý hoạt động bảo lãnh tại các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)