Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 107)

8. Kết cấu đề tài

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý các Ngân hàng thƣơng mại hoạt động một cách tốt nhất, do đó, nhằm nâng cao hoạt động bảo lãnh tại các Ngân hàng, thiết nghĩ Ngân hàng Nhà nƣớc cần phải thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy nhằm tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển một cách đúng quy chuẩn và hạn chế những rủi ro có thể phát sinh từ mặt pháp lý.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nƣớc cần ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về các lọai hình sản phẩm, dịch vụ của hoạt động bảo lãnh, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với hoạt động bảo lãnh, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đ ầy đ ủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các TCTD ngày càng phát triển và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo lãnh.

Thứ hai: Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, cập nhật thƣờng xuyên các thông tin về khách hàng vay vốn, tình hình trả nợ vay, mối quan hệ giữa khách hàng với các TCTD khác. Thiết nghĩ, để thực hiện điều này, Ngân hàng Nhà nƣớc cần thiết phải ban hành quy định bắt buộc các TCTD cung cấp thông tin các khách hàng về tình hình vay vốn, dƣ nợ, tài sản đ ảm bảo một cách chính xác và thƣờng xuyên hơn nữa, tránh việc cung cấp, cập nhật thông tin khách hàng một cách trễ nãi, trì hoãn gây ảnh hƣởng đến việc cho vay đến khách hàng. Có nhƣ vậy, trung tâm thông tin tín dụng mới trở thành đơn vị, tổ chức hữu dụng trong việc hỗ trợ các TCTD đƣa ra quyết định phát hành bảo lãnh một cách chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)