Tiếp tục hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 99 - 101)

8. Kết cấu đề tài

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Việc tiếp tục hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh là điều rất cần thiết, góp phần phát huy và khắc phục các khuyết điểm của hoạt động bảo lãnh, góp phần tiết giảm thời gian và nâng cao chất lƣợng của các sản phẩm bảo lãnh. Để làm đƣợc điều này, thiết nghĩ, Agribank cần thiết phải:

Thứ nhất: Tạo sự thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục bảo lãnh bên c ạnh việc đảm bảo chất lƣợng bảo lãnh. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình bảo lãnh có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động bảo lãnh của Agribank, cụ thể có thể xét đến nhƣ:

Về mặt hiệu quả, quy trình bảo lãnh hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, đồng thời đảm bảo xử lý thủ tục đơn giản, đầy đủ và kịp thời cho việc cấp phát bảo lãnh.

Về mặt quản trị: Quy trình bảo lãnh khi đƣợc hoàn thiện tốt sẽ có tác dụng sau đây:

 Làm cơ sở cho việc phân định và quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận liên quan trong hoạt động cấp phát bảo lãnh.

 Căn cứ cho việc hình thành và thiết lập cũng nhƣ cung ứng các hồ sơ, thủ tục bảo lãnh về mặt hành chính.

 Thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban liên quan torng việc cấp phát bảo lãnh.

Do đó, Agribank không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phù hợp với điều kiện hoạt động của Ngân hàng, từng đối tƣợng khách hàng cụ thể.

Thứ hai: Hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong suốt quá trình giao dịch, tránh trƣờng hợp quan liêu làm ảnh hƣởng đến uy tín của Agribank. Một trong những cách thức hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện giao dịch đó là Agribank nên tạo các biểu mẫu, hồ sơ, thủ tục bằng phần mềm vi tính, khách hàng chỉ cần thực hiện các thao tác nhỏ là có thể hoàn thiện, tránh trƣờng hợp ghi chép dài dòng, tốn kém thời gian của khách hàng. Cùng với đó, Agribank nên bố trí nhân viên tƣ vấn giao dịch ngay tại cửa ra vào, nhằm hƣớng dẫn khách hàng các bƣớc và quy trình giao dịch, rút ngắn thời gian không c ần thiết của khách hàng khi không nắm rõ quy trình giao dịch tại Agribank.

Thứ ba: Nâng cao tính chủ động của Agribank trong ho ạt động bảo lãnh. Tính chủ động có thể thể hiện qua hạn mức phán quyết bảo lãnh của từng phòng ban, chi nhánh Agribank, theo đó, lãnh đ ạo Agribank nên phân quyền phán quyết hạn mức bảo lãnh cụ thể cho từng cán bộ chủ chốt tại các phòng ban, chi nhánh, điều này thực hiện căn cứ theo chức vụ, quyền hạn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của từng cán bộ công nhân viên.

Thứ tư: Đối với các khách hàng cá nhân,c ần thiết có cơ chế đơn giản hóa các loại hồ sơ bảo lãnh theo hƣớng tinh gọn, phù hợp với trình độ dân trí của khách hàng, xây dựng một số biểu mẫu hồ sơ mẫu để khách hàng nắm bắt, theo dõi và tham khảo khi thực hiện hồ sơ liên quan của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)