8. Kết cấu đề tài
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển bảo lãnh ngân hàng của một số quốc gia
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ngân hàng nhân dân Trung Hoa ban hành qui chế bảo lãnh với những qui định sau:
Thứ nhất, ngƣời bảo lãnh trƣớc khi nhận bảo lãnh phải nghiên cứu tính khả thi của dự án ,điều tra tình hình công nợ hiện tại của ngƣời xin bảo lãnh, chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết .
Thứ hai, ngƣời cho vay có quyền yêu cầu ngƣời bảo lãnh báo cáo thu nhập và chi tiêu ngoại hối của mình. Ngƣời bảo lãnh phải kí hợp đồng riêng với cả ngƣời vay và ngƣời cho vay trƣớc khi bảo lãnh. Trong hợp đồng phải ghi rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.
Thứ ba, nếu ngƣời vay và ngƣời cho vay muốn sửa đổi một số điều trong hợp đồng bảo lãnh phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời bảo lãnh, nếu không bảo lãnh sẽ không còn giá trị , ngƣời bảo lãnh sẽ đƣợc giải toả khỏi trách nhiệm của mình ngay lập tức. Ngƣời bảo lãnh có quyền kiện ngƣời vay trong trƣờng hợp không trả đƣợc
nợ và ngƣời bảo lãnh bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngƣời cho vay.
Thứ tƣ, cơ quan quản lí ngo ại hối yêu c ầu ngƣời bảo lãnh phải nộp các giấy tờ bảo lãnh có liên quan trong vụ việc trong vòng 10 ngày sau khi nhận bảo lãnh. Chỉ cho phép một số ngân hàng đƣợc quyền bảo lãnh nƣớc ngoài và danh sách bảo lãnh thay đổi thƣờng kì.
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất hạn chế đối với bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài c ủa các doanh nghiệp và phía nƣớc ngoài trong liên doanh. Với các đối tƣợng này họ yêu cầu thế chấp 100% tổng số vốn bảo lãnh.
Nhìn c hung, các qui định về bảo lãnh của Trung Quôc khá chặt chẽ, thận trọng nhƣng hiệu quả của các qui định này là không thể phủ nhận. Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua phát triển không ngừng, ghi nhận những đóng góp của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
Kinh nghiệm của thái Lan
Các ngân hàng Thái Lan chỉ thực hiện các hoạt động bảo lãnh cho các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống của mình. Với qui định này, các ngân hàng sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trong việc tìm hiểu khách hàng vì họ đã rất am hiểu doanh nghiệp mà họ đứng ra bảo lãnh, giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, nhƣ thế các khách hàng mới có nhu cầu bảo lãnh lại không đƣợc đáp ứng và việc mở rộng khách hàng trong hoạt động bảo lãnh là rất khó khăn.
Thêm vào đó, các ngân hàng muốn tham gia bảo lãnh phải là những ngân hàng có uy tín trên thị trƣờng tài chính tiền tệ trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Qui định này nhằm tránh tình trạng ngân hàng thực hiện bảo lãnh tràn lan, hạn chế tối đa trƣờng hợp ngân hàng phải thực hịên nghĩa vụ trả thay mà ngân hàng lại không đủ khả năng thanh toán cho bên thụ hƣởng, gây ra tổn hại đến uy tín của ngân hàng và toàn hệ thống.