Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29 - 36)

8. Kết cấu đề tài

1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

thƣơng mại

1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan

 Chiến lƣợc phát triển kinh doanh của ngân hàng

Trong việc kinh doanh không chỉ ngân hàng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải luôn nghiên cứu và đƣa ra những chiến lƣợc phát triển, kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, để đảm bảo ngân hàng luôn thực hiện đúng hƣớng các mục tiêu mà ngân hàng hƣớng tới. Chính việc hoạch định chính sách phát triển và kinh doanh, đặc biệt là chính sách phát triển bảo lãnh là cơ sở để các ngân hàng đƣa ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó, do vậy một chƣơng trình chiến lƣợc

phát triển, kinh doanh nói chung và phát triển bảo lãnh nói riêng tốt hay tồi đều ảnh hƣởng đến hiệu quả cũng nhƣ khả năng mở rộng bảo lãnh. Nếu đó là một kế hoạch phát triển chƣa nhằm vào mục tiêu mở rộng bảo lãnh thì trong quá trình kinh doanh của ngân hàng bảo lãnh không đƣợc chú trọng mở rộng, tuy nhiên một chƣơng trình phát triển, trong đó kế hoạch bảo lãnh đƣợc hoạch định cụ thể, rõ ràng cho từng thời kỳ, giai đoạn với những biện pháp phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy bảo lãnh đƣợc mở rộng và phát triển nhanh chóng.Nhƣ vậy, công tác hoạch định chính sách,và các kế hoạch phát triển rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng, giúp ngân hàng khai thác tối đa năng lực hiện có, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Vậy nên, các ngân hàng cần chú trọng và thực hiện hiệu quả việc ho ạch định chính sách.

 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng nói chung và trong hoạt động bảo lãnh nói riêng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng không nhỏ đến ho ạt động của một ngân hàng do vậy cũng tác động đến các hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Ngƣời ta có thể ví cơ cấu tổ chức giống nhƣ cấu tạo của một guồng máy, nếu nó quá phức tạp thì khi hỏng hóc sẽ khó mà sửa chữa, hoặc chỉ có một công việc nhỏ nhƣng chia cho quá nhiều ngƣời thì không những làm trì trệ công việc mà còn không phát huy đƣợc tối đa những khả năng của ngƣời đ ảm nhiệm công việc đó.

Nhƣ vậy, cấu trúc tổ chức của một ngân hàng ảnh hƣởng đến quy mô và đặc thù kinh doanh của ngân hàng; ảnh hƣởng đến khả năng làm việc của các viên chức và nhân viên; Sự phân chia chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, điều này rất quan trọng, vì nếu có sự phân chia chồng chéo về chức năng sẽ làm trì trệ các hoạt động kinh doanh cũng nhƣ thẩm quyền giải quyết các vấn đề khó khăn; Cơ cấu tổ chức cũng ảnh hƣởng tới khả năng cung ứng dịch vụ cũng nhƣ việc nâng cao và mở rộng kinh doanh c ủa ngân hàng. Nên cách thức tổ chức và quản lý ngân hàng sẽ tác động đến sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi, quan lý sát sao

hoạt động bảo lãnh. Do vậy, công tác tổ chức ngân hàng là cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo lãnh an toàn và quan lý hiệu quả các khoản bảo lãnh.

Đặc biệt, cơ cấu tổ chức quyết định các bƣớc tiến hành và phê duyệt trong việc phát hành bảo lãnh, điều đó làm ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM. Do đó, để phát triển hoạt động bảo lãnh các NHTM cần thiết phải xem xét đến cơ cấu tổ chức của mình.

 Quy mô của ngân hàng

Quy mô cũng là một trong yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng kinh doanh dịch vụ của một ngân hàng, nhƣng không phải là nhân tố quyết định, quy mô ngân hàng ở đây muốn nói đến ở đây là quy mô về tài chính, nghĩa là khả năng tài chính của ngân hàng sẽ tác động nhiều đến uy tín của khách hàng trên thị trƣờng, trong khi bảo lãnh là việc ngân hàng dựa vào quy mô của mình để cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng. Do vậy, quy mô c ủa ngân hàng cũng ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của khách hàng khi có nhu cầu bảo lãnh. Và hơn hết, quy mô của một ngân hàng thể hiện sự phát triển, khả năng đáp ứng các nhu c ầu lớn của khách hàng. Chính vì vậy, việc chọn lựa các ngân hàng có quy mô lớn trong việc phát hành bảo lãnh là điều rất quan trọng đối với khách hàng. Nên quy mô ngân hàng phần nào đã tác động đến việc phát triển hoạt động bảo lãnh của các NHTM.

 Chất lƣợng công tác thẩm định

Nhƣ trên đã trình bày, mặc dù hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng, nhƣng lại là một hoạt động tín dụng, hàm chứa nhiều rủi ro, do vậy, công tác thẩm định cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng phát triển bảo lãnh, nâng cao hoạt động bảo lãnh từ đó thúc đ ẩy khả năng mở rộng bảo lãnh. Thẩm định khách hàng là t ất cả các ho ạt động của cán bộ tín dụng nhằm thu thập thông tin khách hàng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm đánh giá khả năng tài chính cũng nhƣ mức độ rủi ro của khách hàng làm cơ sở để đƣa ra các nhận định và phán quyết bảo lãnh khách hàng. Nhƣ vậy công tác thẩm định có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá khách hàng trên mọi phƣơng diện từ khả năng tài chính của ngân hàng, mục đích sử dụng bảo lãnh, đặc biệt là vấn đề đánh giá hoạt

động kinh doanh, dự án đầu tƣ và tài sản đảm bảo bảo lãnh, cho phép ngân hàng phân loại đƣợc khách hàng theo mức độ rủi ro, cũng nhƣ giúp ngân hàng đƣa ra đƣợc mức bảo lãnh hợp lý. Do vậy, các ngân hàng chú trọng nâng cao khâu thẩm định khách hàng.

Thông qua công tác thẩm định, các NHTM nắm bắt khả năng c ủa khách hàng, xem xét tính đúng đắn hồ sơ của khách hàng trong việc phát hành bảo lãnh, điều nảy nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh khi cấp phát bảo lãnh cho khách hàng cũng nhƣ duy trì sự phát triển ổn định trong hoạt động bảo lãnh.

Quy trình hoạt động bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh là tổng hợp trình tự các bƣớc hƣớng dẫn thực hiện một hoạt động bảo lãnh kể từ khi tiếp nhận hồ cho đến lúc giải tỏa bảo lãnh, kết thúc bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh là khâu mà khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp, do vậy khách hàng sẽ có sự đánh giá về phong cách làm việc cũng nhƣ sự nhanh chóng, thuận tiện và có lợi đối với họ. Bên c ạnh đó, việc có một quy trình bảo lãnh sẽ tạo ra sự thống nhất trong hoạt động bảo lãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ bảo lãnh thực hiện tốt công việc của mình không làm hoạt động bảo lãnh bị rời rạc. Chính vì vậy, các bƣớc trong quy trình bảo lãnh từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, cấp bảo lãnh, xử lý sau bảo lãnh đến kết thúc bảo lãnh cần phải đƣợc xây dựng một cách logic, có khoa học và không rƣờm rà, phức tạp hoặc quá nhiều công đoạn chồng chéo nhau sẽ ảnh hƣởng đến thời gian và cơ hội kinh doanh c ủa ngân hàng. Từ đó ảnh hƣởng tới uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng.

Quy trình phát hành bảo lãnh hợp lý theo từng loại hình khách hàng là điều rất quan trọng và c ần thiết trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM; một trình nhanh gọn và đảm bảo trong việc cấp phát bảo lãnh sẽ giúp các NHTM thuận lợi trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh. Chính vỉ vậy, việc cải tiến quy trình phát hành bảo lãnh là điều rất quan trọng trong việc phát triển ho ạt động bảo lãnh của NHTM.

Nhân lực là một trong ba nguồn chính c ủa nền kinh tế cần phải đƣợc phát triển, vì đó là cơ sở để thực hiện tốt các nhân tố trên. Đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và mang tính xã hội cao, thì vấn đề phát triển con ngƣời càng c ần đƣợc quan tâm nhiều hơn về cả trình độ chuyên môn hoạt động và đạo đức nghề nghiệp. Trong tất cả mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cụ thể là ho ạt động bảo lãnh, ngân hàng phải luôn chú trọng vào vấn đề đào tạo cán bộ ngân hàng, vì đây là nhân tố quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Một quy trình bảo lãnh rất lô gíc và rõ ràng, một chƣơng trình, kế hoạch phát triển đƣợc ho ạch địch hoàn hảo đều trở nên vô nghĩa nếu ngƣời thực hiện nó quá tồi trong hoạt động, cũng nhƣ kém về đ ạo đức. Chính trình độ cán bộ công nhân viên quyết định đến hiệu quả chất lƣợng bảo lãnh, là nhân tố góp phần mở rộng bảo lãnh. Do vậy, công tác đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn hoạt động, phong cách làm việc và đ ạo đức của ngƣời cán bộ là chìa khoá tốt giúp các ngân hàng đạt đƣợc các mục tiêu của mình.

Hơn hết, với độ ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, nắm bắt các sản phẩm rõ ràng thì việc tƣ vấn và hƣớng dẫn khách hàng sẽ thuận tiện hơn. Chính vì vậy, trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh, các NHTM cần chú trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan

 Nhân tố thuộc khách hàng

Nhu cầu của khách hàng là nhân tố đầu tiên quyết định đến phát triển hoạt động bảo lãnh, chính nhu cầu khách hàng sẽ tác động đến quy mô bảo lãnh, do vậy việc tìm hiểu và đánh giá dạng nhu c ầu của khách hàng là rất quan trọng, giúp các ngân hàng đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc mở rộng hợp lý cho từng loại nhu cầu hiện tại cũng nhƣ phát triển các nhu cầu tiềm năng.

Bên cạnh đó, khi tiếp nhận một hồ sơ bảo lãnh, ngân hàng phải tiến hành thẩm định khách hàng về năng lực tài chính, khả năng đ ảm bảo biện pháp đảm bảo

cũng nhƣ tính khả thi của dự án (nếu có) nhằm đƣa đƣợc quyết định đúng đắn. Nhƣ vậy các yếu tố trên ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển hoạt động bảo lãnh, mặc dù nhu cầu khách hàng đã có nhƣng những thẩm định về khách hàng đều cho thấy rủi ro tiềm ẩn cao, cũng nhƣ khả năng đáp điều kiện đảm bảo thấp sẽ khiến cho ngân hàng khó phát hành bảo lãnh. Mặt khác, sự trung thực của khách hàng cũng khiến ngân hàng dè dặt hơn khi thực hiện bảo lãnh.

Tóm lại, nhân tố khách quan r ất quan trọng đối với phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng, vì họ là trung tâm chú ý và phục vụ của ngân hàng, chính họ làm nảy sinh ho ạt động bảo lãnh, nhƣng cũng chính họ có thế khiến ngân hàng dè dặt hơn trong việc mở rộng bảo lãnh.

Yếu tố môi trường kinh tế

Môi trƣờng kinh tế hoặc tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp đến phát triển ho ạt động bảo lãnh. Ngƣời ta có thể ví môi trƣờng kinh tế chính là môi trƣờng sống của các ngân hàng, chính vì vậy môi trƣờng kinh tế cũng nhƣ môi trƣờng tự nhiên - môi trƣờng sống của con ngƣời là nơi cung c ấp cho ngân hàng các điều kiện giúp ngân hàng tồn tại nhƣ nhu c ầu của nền kinh tế, các quy hoạch và dự báo phát triển nền kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ tại địa bàn mà ngân hàng hoạt động, sự biến mất và hình thành của các doanh nghiệp. Cũng nhƣ môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng kinh tế sẽ có thể tạo ra những thuận lợi cũng nhƣ những khó khăn và cản trở đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và ho ạt động bảo lãnh nói riêng do sự biến động của lãi suất, lạm phát và môi trƣờng cạnh tranh...

Bên cạnh đó các yếu tố kinh tế tác động đến khách hàng cũng ảnh hƣởng một cách gián tiếp đến ngân hàng. Vì các yếu tố đó sẽ tác động đến năng lực tài chính của khách hàng, làm cho khách hàng bị suy yếu về khả năng trả nợ, bị tạm đóng cửa hoặc phá sản; Đồng thời tác động đến tài sản đảm bảo của khách hàng làm sai lệch các chỉ tiểu đánh giá hoặc làm suy giảm giá trị...

Nhƣ vậy, các vấn đề về môi trƣờng kinh tế đã tác động gián tiếp đến hoạt động bảo lãnh của các NHTM, do đó, việc phát triển hoạt động bảo lãnh cần quan tâm đến yếu tố môi trƣờng kinh tế.

 Môi trƣờng pháp lý

Vì hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hƣởng rộng lớn tới nền kinh tế cũng mang tính đặc thù cao. Nên hoạt động ngân hàng chịu nhiều chi phối mang tính pháp lý từ nhà nƣớc, phải tuân thủ đầy đ ủ các quy định của pháp luật. Với tƣ cách là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động cung cấp, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, pháp luật về các TCTD và dịch vụ ngân hàng có tác động rất lớn đến ngân hàng. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp ngân hàng thƣơng mại có điều kiện xây dựng kế ho ạch kinh doanh tốt và tiến hành trôi chảy các hoạt động chức năng bao gồm cả hoạt động bảo lãnh, thúc đẩy, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng nhƣng cũng có thể là rào cản kìm hãm sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng, khi bộ phận pháp luật này chứa đựng nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cũng tác động một cách gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Chẳng hạn nhƣ các quy định về phá sản doanh nghiệp, sự xuất hiện và biến mất của doanh nghiệp và sự quản lý của nhà nƣớc đối với hệ thống doanh nghiệp của một đất nƣớc. Tất cả các quy định đó đều ảnh hƣởng đến doanh nghiệp nên cũng gây ảnh hƣởng đến kinh doanh ngân hàng.

Do vậy, hoàn thiện khung pháp lý cho ho ạt động kinh doanh ngân hàng mà cụ thể là các quy định về bảo lãnh, cũng nhƣ các pháp luật, sắc luật và quy định về hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cần thiết. Bởi việc phát triển ho ạt động bảo lãnh của các NHTM luôn tuân thủ theo pháp luật, nhằm hạn chế các rủi ro có thể phát sinh.

 Môi trƣờng chính trị - xã hội

Hoạt động ngân hàng là một hoạt động mang tính xã hội hoá cao, tác động vĩ mô đến nền kinh tế. Do vậy, môi trƣờng chính trị xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy ho ạt động đầu tƣ, kích thích sự gia tăng của các ho ạt động thƣơng mại trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Chính vì thế mà sự biến động nào về chính trị xã hội cũng quyết định không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tƣ.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa chính trị xã hội và kinh tế ngày càng khăng khít. Một sự thay đổi nào về chính trị cũng nhƣ xã hội đều tác động đến kinh tế và ngƣợc lại bất cứ sự biến động nào của kinh tế lại làm cho chính trị xã hội không ổn định, gián tiếp tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Sự thay đổi về dân cƣ cũng ảnh hƣởng đến ho ạt động của ngân hàng nhƣ: sự dịch chuyển dân cƣ, đô thị hoá, cơ cấu dân cƣ....ảnh hƣởng đến chuyển hƣớng kinh doanh của ngân hàng, đến nhu cầu bảo lãnh ngân hàng, khả năng tuyển dụng...

Tóm lại, ổn định môi trƣờng chính trị xã hội là nhân tố quan trọng hỗ trợ các ngân hàng mở rộng hoạt động của mình trong đó có hoạt động bảo lãnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)