Một số chính sách tăng cường huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh tân định (Trang 44 - 47)

9. Bố cục của đề tài

1.3.4 Một số chính sách tăng cường huy động vốn của NHTM

Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế là chính sách dựa vào yếu tố mang tính vật chất mà Ngân hàng thông qua nó tác động đến nhu cầu và tâm lý của khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng mình.

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, chính sách kinh tế mà Ngân hàng có thể áp dụng đối với khách hàng là chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, tổ chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động.

Chính sách kỹ thuật

Biên pháp kỹ thuật là những chính sách mang tính kỹ thuật trong nghiệp vụ huy động vốn nhằm tạo cho công tác huy động cũng như hoàn trả tiền gửi, thanh toán giao dịch cho khách hàng một cách nhanh chóng thuận lợi và chính xác. Chính sách kỹ thuật trong mở rộng huy động vốn của Ngân hàng sẽ bao gồm những giải pháp mang tính chất công nghệ, tăng tiện ích phục vụ khách hàng và những giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào công tác huy động vốn.

Chính sách tâm lý

Tâm lý khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng ngoài việc được hưởng lãi suất Ngân hàng trả cao, phục vụ thanh toán kịp thời, còn là sự yên tâm và cảnh giác an

toàn cao. Vì vậy, đáp ứng được yêu cầu đó về mặt tâm lý đó của khách hàng, tức là tạo sự uy tín và lòng tin đối với khách hàng là yếu tố thành công cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Ngày nay các NHTM luôn không ngừng hoàn thiện mình và nâng cao uy tín trên thị trường để thu hút khách hàng. Việc Ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi đã phần nào đem lại sự yên tâm cho khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng.

Ngoài yếu tố khách hàng thì chính sách khuyến khích nhân viên Ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao tiền lương và thu nhập cho cán bộ thì cần thiết phải chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên, đó là: Niềm vui và sự thoải mái trong công việc, được kính trọng, được giao tiếp rộng rãi, khen thưởng kịp thời, tạo điều kiện thăng tiến đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của Ngân hàng.

Ngoài ra, việc quảng bá uy tín, tên tuổi của Ngân hàng trên các phương tiện quảng cáo, truyền thông cũng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp của Ngân hàng. Từ đó củng cố niềm tin và tâm lý yên tâm của khách hàng khi họ gửi tiền vào Ngân hàng.

Các chính sách kinh tế, kỹ thuật nêu trên cũng có tác dụng tác động vào tâm lý khách hàng và nhân viên Ngân hàng, từ đó tạo ra xu hướng tốt hơn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Việc thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế, kỹ thuật và tâm lý có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng và tất yếu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công tác huy động vốn của các NHTM. Trên cơ sở nội dung lý thuyết về các chính sách tăng cường huy động vốn của Ngân hàng, tác giả đúc kết được 05 nhóm chính sách tăng cường huy động vốn đã triển khai tại Ngân hàng SGB Tân Định, bao gồm: (1) Mở rộng thị phần; (2) Phát triển các sản phẩm huy động vốn; (3) Chăm sóc

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn của NHTM, đồng thời lược khảo các nghiên cứu trước liên quan, có thể kết luận một số trọng tâm như sau:

- Tiếp cận các khái niệm về huy động vốn của NHTM, trong đó tập trung làm rõ: khái niệm về huy động vốn của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng cường huy động vốn của NHTM, một số các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động vốn của NHTM.

- Lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề huy động vốn của NHTM, trên cơ sở đó, đánh giá và làm nổi bật những đóng góp thực tiễn của nghiên cứu trong bối cảnh và những đặc thù riêng của SGB Tân Định.

Nội dung cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn của NHTM và lược khảo các nghiên cứu trước liên quan trong chương 1 góp phần làm nền tảng cho các phân tích, đánh giá về thực trạng tăng cường huy động vốn tại SGB Tân Định ở Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH TÂN ĐỊNH 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Tân

Định

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SGB Tân Định

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Tân Định được thành lập nhằm phát triển sự nghiệp và phục vụ các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các vùng lân cận nói chung. SGB Tân Định là một trong những thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, được thành lập năm 2005 với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Tân Định.

Hiện nay, tổng số tài sản SGB Tân Định đạt gần 2000 tỷ đồng tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và bộ mấy tổ chức được hoàn thiện theo mô hình hiện đại hoá Ngân hàng. Trải qua gần 14 năm xây dựng và phát triển, SGB Tân Định đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý và bằng khen của Chính phủ, NHNN, Bộ ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tân Định và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Tân Định Địa chỉ: 117 Đường Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh tân định (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)