Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh tân định (Trang 76 - 77)

9. Bố cục của đề tài

3.2.1 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt

Chính sách lãi suất huy động là một công cụ quan trọng để SGB Tân Định cạnh tranh với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn bao gồm cả việc giảm chi phí huy động trên một đơn vị vốn. Vì vậy, SGB Tân Định cần đưa ra mức lãi suất hợp lý để hấp dẫn được khách hàng, giảm tối đa chi phí huy động, thông qua một số giải pháp sau:

- Có chính sách lãi suất suất huy động hợp lý, cạnh tranh với các khách hàng có thời gian gửi tiền dài hạn, như: ngoài việc trả lãi cao còn tiến hành tặng quà vào dịp cuối năm, tặng quà với khách hàng gửi tiền nhiều.... Chính sách lãi suất hợp lý đối với khách hàng duy trì số dư trên tài khoản với thời gian dài hơn so với thời hạn ban đầu.

- Lãi suất danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

- Lãi suất được xây dựng theo nguyên tắc thị trường và trong mối quan hệ về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, lãi suất thực dương tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Lãi suất được xác định trong mặt bằng chung trong hệ thống Ngân hàng, phải có tính cạnh tranh, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất gửi tiền

có kỳ hạn ngắn. Hiện nay các Ngân hàng thường áp dụng lãi suất huy động bằng tỷ lệ lạm phát bình quân hoặc lãi suất gốc cộng với tỷ lệ thu nhập dự tính của người gửi tiền.

- Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng qui mô tổng nguồn, điều chỉnh cơ cấu, tiết kiệm chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn, dự báo được xu hướng biến động của lãi suất thị trường để chủ động tạo ra khe hở nhạy cảm với lãi suất thích hợp, từ đó hạn chế được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, điều chỉnh kết quả kinh doanh theo hướng tích cực.

Hiện nay, đối với SGB Tân Định việc xác định lãi suất này cần tuân thủ theo nguyên tắc: Nâng cao lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn, đồng thời hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn để đảm bảo lãi suất trung bình không bị tăng lên đối với toàn bộ vốn huy động. Việc nâng cao lãi suất trung dài hạn phải nằm trong khung giá, phải có tính cạnh tranh, Ngân hàng có thể dựa vào khung lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu của các Ngân hàng lớn để đưa ra mức lãi suất vừa hấp dẫn, mang tính cạnh tranh.

Ngoài ra, để thực hiện lãi suất linh hoạt cũng nên mở rộng các hình thức trả lãi. Bên cạnh việc áp dụng hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng, SGB Tân Định có thể áp dụng hình thức lãi suất luỹ tiến theo số lượng gửi tiền. Với cùng một kỳ hạn như nhau, Ngân hàng có thể thay đổi mức lãi suất với những khoản tiền lớn. Với chính sách lãi suất nhạy cảm như vậy, Ngân hàng có thể thu hút được những khoản tiền lớn.

Trong những năm tới, khi dịch vụ Ngân hàng phát triển, công tác thanh toán qua Ngân hàng được hiện đại hoá, Ngân hàng sẽ tiến tới không trả lãi đối với các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn như ở các Ngân hàng nước ngoài đã làm hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh tân định (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)