9. Bố cục của đề tài
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Ngân hàng SGB Tân Định được tổ chức gồm 01 Ban giám đốc, 10 phòng nghiệp vụ và 02 phòng Giao dịch trực thuộc.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Công Thương Chi nhánh Tân Định
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp, Ngân hàng SGB Tân Định Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Giám đốc: trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh theo quyền hạn và tiếp nhận các quyết định từ Hội sở, chịu trách nhiệm cho vay và giải quyết khiếu nại trực tiếp của khách hàng.
- Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh và điều hành theo quyền hạn được giám đốc giao phó.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm phát triển mối quan hệ với
khách hàng doanh nghiệp, tổ chức tiếp thị và quảng bá sản phẩm như các sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ... Đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng cho phòng ban liên quan.
Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện hoạt động kinh doanh và đề xuất chính
sách đối với khách hàng cá nhân, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm bán lẻ.
Phòng quản lý rủi ro: có vai trò quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro
tiềm ẩn đối với hạn mức tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ.
Phòng quản lý tín dụng: quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng doanh
nghiệp theo quy định của Chi nhánh; Trích lập quỹ dự phòng theo kết quả phân loại nợ; quản lý thông tin khách hàng, chữ ký, mẫu dấu, lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin, báo cáo, thống kê quản trị tín dụng theo quy định
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách
nhiệm về an toàn và an ninh kho quỹ; đảm bảo an toàn tài sản Chi nhánh và khách hàng; nộp và rút tiền mặt tại Ngân hàng nhà nước và tổ chức liên quan; tiếp quỹ/thu gom tại các đơn vị trực thuộc và ATM.
Phòng kế hoạch - tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác nguồn vốn, kế
hoạch - tổng hợp; triển khai theo dõi kế hoạch hoạt động kinh doanh; lập báo cáo, báo cáo và đề xuất các chính sách, giải pháp về lãi suất, huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của SGB và tình hình tại Chi nhánh.
Phòng tài chính - kế toán: quản lý và thực hiện công tác kiểm toán, kế toán chi
tiết, tổng hợp; quản lý và giám sát tài chính; chịu trách nhiệm về số liệu, báo cáo kế toán và báo cáo tài chính của Chi nhánh.
Phòng tổ chức hành chính: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn
đi và đến theo quy định, quy chế bảo mật; quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và SGB; chuẩn bị nhân sự cho phát triển mạng lưới, các kênh phân phối sản phẩm; thực hiện công tác nhân sự tại Chi nhánh; trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ tiết kiệm/Phòng Giao dịch mới.
Phòng giao dịch: là đại diện uỷ quyền của Chi nhánh:
- Trực tiếp giao dịch khách hàng, huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng
- Thực hiện marketing nhằm mở rộng và phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh.
Phòng giao dịch khách hàng: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách
hàng; kiểm tra tín pháp lý, đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; đề xuất với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.