9. Bố cục của đề tài
2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 3.3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn tại SGB Tân Định, 2014-2018
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tỷ lệ tăng (%) Tổng số Tỷ trọng Tỷ lệ tăng (%) Tổng số Tỷ trọng Tỷ lệ tăng Tổng số Tỷ trọng Tỷ lệ tăng (%) (%) (%) (%) (%) Tổng huy động 675 100 720 100 106.7 793 100 110.1 1095 100 138.08 1542 100 140.82
Tiền gửi không
kỳ hạn 37.6 5.6 24.2 3.36 64.4 65.8 8.3 271.9 105,1 9,6 159,71 174.2 11.3 165.76 Tiền gửi có kỳ hạn 637.4 94.4 695.8 96.6 109.2 727.2 91.7 104.5 989,9 90,4 136,13 1367.8 88.7 138.17 Kỳ hạn <12 tháng 496.3 77.9 538 77.3 108.4 566.2 71.4 105.2 805,9 73,6 142,34 1145.7 74.3 142.16 Kỳ hạn > 12 Tháng 141.1 28.4 157.8 29.3 111.8 168.9 21.3 107 184,0 16,8 108,91 222.0 14.4 120.70
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGB Tân Định, 2014-2018
Qua bảng số liệu thu thập từ các báo cáo kinh doanh của chi nhánh trên cho thấy, trong giai đoạn 2014-2018, vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn huy động, trong khi đó tốc độ tăng lại nhanh, điều này cho thấy trong những năm qua cùng với sự bất ổn của nền kinh tế thì người dân không thể gửi tiền trong Ngân hàng với kì hạn dài, đây là xu thế của nền kinh tế, nó cho thấy sự khó khăn của chi nhánh trong huy động nguồn vốn giá rẻ để giảm chi phí vốn. Năm 2014 tiền gửi không kỳ hạn tại SGB Tân Định là 37,6 tỷ đồng, chiếm 5,6%; năm 2015 là 24,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3,36%; năm 2016 tiền gửi không kỳ hạn là 65,8 tỷ đồng, chiếm 8,3%. Đến năm 2017 tốc độ tăng tiền gửi không kỳ hạn 59,71%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 39,3 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm 9,6% trong tổng vốn huy động năm 2017. Năm 2018, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 11,3%, tốc độ tăng 65,76%, với lượng tăng tuyệt đối là 69,1 tỷ đồng so với năm 2017. Nguyên nhân
nguồn vốn không kỳ hạn tăng là do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng không những được hưởng lãi suất mà còn được sử dụng các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng như: chuyển tiền, thanh toán xuất nhập khẩu, trả lương tự động….
Và ngược lại tỷ trọng vốn có kỳ hạn ngày càng giảm xuống. Đây cũng là nguồn vốn ổn định và cơ bản giúp Ngân hàng kinh doanh, thực hiện hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả. Trong cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn thì có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi trên 12 tháng, và ngày càng tăng lên. Cụ thể: Năm 2014 là 496,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,9%; Năm 2015 là 538 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77.3%; Năm 2016 là 566,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71.4%; Năm 2017 là 73,6%, năm 2018 tỷ trọng này chiếm 74,3%. Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng có tỷ trọng ngày càng giảm, từ 28.4% năm 2014 giảm còn 14.4% năm 2018. Đây là vấn đề liên quan chặt chẽ tới cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của SGB Tân Định.
Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh nhưng nhìn vào bảng ta thấy nguồn vốn trung dài hạn của SGB Tân Định tăng đều qua các năm, để có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực không ngừng đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, kinh doanh đa dạng và hiệu quả. Điều này một mặt làm cho nguồn vốn của SGB Tân Định ổn định hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có thể kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình một cách chủ động hơn và tích cực hơn. Các NHTM luôn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn, SGB Tân Định cũng không nằm ngoài số đó. Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này cũng gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc quản lý kỳ hạn khi dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đó để nguồn vốn trung dài hạn ngày càng tăng trưởng thì Ngân hàng cần tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm của đối tượng khách hàng cá nhân để phát triển các sản phẩm và các phương thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả.