Vai trò, đặc điểm của cán bộ văn hóa cơ sở và yêu cầu đối với đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn

1.3.1. Vai trò, đặc điểm của cán bộ văn hóa cơ sở và yêu cầu đối với đội ngũ

cán bộ văn hóa cơ sở

1.3.1. Vai trị, đặc điểm của cán bộ văn hóa cơ sở và yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở cán bộ văn hóa cơ sở

1.3.1.1. Vai trò của cán bộ VHCS trong phát triển VHCS

Một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền là xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chính là nguồn nhân lực đặc biệt trong tổng thể nguồn nhân lực của quốc gia, có vai trị quan trọng đối với sự thành công của sự nghiệp xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nƣớc, góp phần quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng.

Việc xây dựng nguồn lực cán bộ VHCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là việc làm cần thiết và thƣờng xuyên của ngành văn hóa.

Có thể khái quát 2 chức năng cơ bản cán bộ VHCS: vừa là ngƣời thực hiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa và vừa là ngƣời trực tiếp xây dựng phong trào văn hóa ở cơ sở.

Trước hết, cán bộ VHCS chính là hạt nhân quan trọng tác động đến mọi

hoạt động về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch của cơ sở; họ là nhân tố tham mƣu và trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động tạo nên sự phát triển trong đời sống văn hố - xã hội ở cơ sở. Chính họ tạo nên sức truyền tải đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc tới quần chúng nhân dân trên địa bàn ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có: văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch đạt hiệu quả cao...

Trên một bình diện khác, cán bộ VHCS lại là nhịp cầu nối liền tình cảm,

tâm tƣ, sáng kiến, kiến nghị, đề xuất của nhân dân đến với các cấp uỷ Đảng và các cấp Chính quyền địa phƣơng, để phản ảnh kịp thời với Đảng, Nhà nƣớc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quan điểm đƣờng lối, chính sách pháp luật, sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nƣớc và nguyện vọng của nhân dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Đối với sự nghiệp phát triển phong trào VHCS, nhân tố con ngƣời đóng vai trị quyết định sự thành bại. Do vậy, cán bộ văn hóa phải có kiến thức NVCM vững chắc, nắm rõ điều kiện cụ thể, truyền thống lịch sử, những phong tục tập quán của địa phƣơng, qua đó tham mƣu, xây dựng kế hoạch phát triển phong trào.

1.3.1.2. Đặc thù trong hoạt động của cán bộ VHCS

Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao là mục tiêu phấn đấu của hệ thống chính trị của các cấp, các ngành, trong đó có ngành văn hóa.

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ VHCS cần chú ý đến những đặc thù trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ này:

- Một là, phạm vi công việc rộng, khối lƣợng công việc lớn và phức tạp. Cơng tác văn hóa ở cơ sở khơng đơn giản là tuyên truyền, hô hào, vận động, cũng không thể chỉ là “cờ đèn kèn trống”. Mà hơn thế, nó nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chủ yếu là văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn, hƣớng tới các mục tiêu chân - thiện - mỹ, hƣớng tới sự phát triển con ngƣời cá nhân và cộng đồng, xây dựng cuộc sống vui tƣơi lành mạnh trong gia đình, làng xóm, xã hội,… làm động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

- Hai là, trong thực tế, nhiều cán bộ VHCS có trình độ đào tạo khơng

là thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Thậm chí, có nơi cịn quan niệm văn hóa là “cờ đèn kèn trống”, cán bộ nào yếu kém, khơng hồn thành nhiệm vụ, khơng làm đƣợc việc thì bố trí làm cơng tác văn hóa. Mỗi địa phƣơng đều có những đặc thù về văn hóa, con ngƣời trong khi nhiều cán bộ VHCS lại thiếu hiểu biết về những đặc thù ấy lại là một trong những thách thức lớn trong công tác.

- Ba là, cơng tác văn hóa ở một số nơi thiếu sự quan tâm của lãnh đạo và sự tham gia của ngƣời dân. Khi mà đời sống kinh tế ở cơ sở cịn nhiều khó khăn thì hoạt động văn hóa càng khó khăn hơn. Ngƣời dân nghèo lúc nào cũng phải toan tính để có cái ăn, cái mặc, trƣớc khi họ có thể nghĩ đến việc hƣởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần. Ngƣời lãnh đạo chính quyền cũng vậy, họ phải tập trung giải quyết các yêu cầu cấp bách để giảm đói nghèo, để ngăn ngừa và chống lại bệnh tật, để giữ bình yên cuộc sống nhân dân trên địa bàn, trƣớc khi có thể chăm lo phát triển đời sống văn hóa - tinh thần.

- Bốn là, cơ sở vật chất (CSVC), phƣơng tiện hoạt động và đặc biệt là

hạn chế về kinh phí để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại cơ sở.

Phân tích, tìm hiểu về đặc thù cơng việc của cán bộ VHCS để từ đó có những kế hoạch đúng đắn về đổi mới công tác bồi dƣỡng cho đội ngũ này.

1.3.1.3. Những năng lực, phẩm chất cần có của cán bộ VHCS

Cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc nói chung, phải là ngƣời có năng lực và phẩm chất tốt, và nhƣ cách nói của Bác Hồ là phải là những ngƣời “vừa hồng, vừa chuyên”.

Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 [35], cũng nhƣ Luật Cán bộ, công chức năm 2008 [21] và Luật Viên chức năm 2010 [23], đều có quy định các tiêu chuẩn về “tài” và “đức” của cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc. Mặt khác, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đạo đức công vụ, phải thƣờng xuyên phấn đấu, tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực của mình để đáp ứng u cầu cơng việc.

Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ [8] về công chức xã, phƣờng quy định tiêu chuẩn chung đối với công chức xã, gồm: Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phƣơng thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn công tác.

Cán bộ VHCS, với tƣ cách là một bộ phận không tách rời của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc, là các “chiến sĩ trên mặt trận tƣ tƣởng, văn hóa” cũng cần phải đạt đƣợc các tiêu chuẩn chung mà pháp luật đã quy định, đồng thời, phải có những tố chất riêng phù hợp với yêu cầu cơng tác, phù hợp với tính chất cơng việc của lĩnh vực đặc thù này.

Hiện tại chƣa có “chuẩn nghề nghiệp” đối với cán bộ VHCS, nhƣng dựa trên các Luật, Pháp lệnh và Nghị định đã nêu, có thể xác định ngƣời cán bộ VHCS cần phải đạt các yêu cầu về phẩm chất và năng lực cơ bản sau:

- Phẩm chất:

Phẩm chất của ngƣời cán bộ cơ sở thể hiện trong những mối quan hệ tƣơng tác với gia đình, xã hội và trong lịch sử bản thân. Nếu khơng xem xét kỹ điều đó sẽ dẫn đến việc tuyển dụng những con ngƣời thiếu tƣ cách và trong thực thi cơng vụ, họ có thể sẽ lợi dụng chức quyền để mƣu cầu lợi ích cá nhân.

Trƣớc hết, một cán bộ cơ sở nói chung, ngƣời cán bộ VHCS nói riêng phải là ngƣời hết lịng trong cơng việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nƣớc, là công bộc của nhân dân, đủ phẩm chất trong thực thi công vụ.

Cán bộ VHCS phải có nhận thức tƣ tƣởng chính trị với trách nhiệm của một ngƣời công dân, một cán bộ văn hóa trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Tham gia hoạt động xã hội, góp phần phát triển văn hóa cộng đồng;

yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển phong trào văn hóa tại cơ sở; Chấp hành đầy đủ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Thực hiện nghiêm quy định của ngành và địa phƣơng; Có thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực, trách nhiệm; Có nhân cách, đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sáng. Có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực. Hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

- Năng lực:

Năng lực là khả năng của một ngƣời để làm một việc gì đó, để xử lý một tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trƣờng xác định. Thông thƣờng ngƣời ta cho rằng năng lực gồm có các thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Năng lực cán bộ VHCS gồm năng lực NVCM và năng lực tổ chức: Cốt lõi của năng lực NVCM là kiểm sốt đƣợc mục tiêu cơng việc và phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích, làm chủ đƣợc kiến thức và quản lý thực tiễn, thể hiện cụ thể ở trình độ văn hóa và chun mơn; kinh nghiệm cơng tác; kỹ năng thực thi nghề nghiệp.

Năng lực tổ chức bao gồm khả năng động viên và giải quyết các cơng việc, đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhân viên của đồng nghiệp, khả năng làm việc với con ngƣời và đƣa tổ chức tới mục tiêu, biết dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểm sốt cơng việc.

Đối với ngƣời cán bộ VHCS, năng lực chủ yếu đƣợc thể hiện ở năng lực NVCM của họ:

+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Tổ chức vận động nhân dân ở địa phƣơng thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.

+ Có trình độ văn hóa trung học phổ thơng, NVCM từ trung cấp trở lên và có chuyên ngành đào tạo phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm. Có sức khỏe, phƣơng pháp, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ quản lý và phát triển sự nghiệp VHCS.

+ Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán VH của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn công tác.

1.3.2. Vai trị, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn cho cán bộ văn hóa cơ sở

1.3.2.1. Vai trị của hoạt động bồi dưỡng NVCM

Theo yêu cầu hiện nay, cán bộ VHCS phải là cơng chức xã và có trình độ trung cấp về chuyên ngành văn hóa trở lên. Theo Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc [14] đã đề cao vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức ngành Văn hóa, trong đó có xây dựng, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ VHCS đủ tài, đủ tầm, giỏi về NVCM và vững chắc về kiến thức quản lý nhà nƣớc về văn hóa, đáp ứng nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới.

Việc bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS đƣợc xem nhƣ là một trong những nhóm giải pháp then chốt để góp phần nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả cơng việc cho cán bộ VHCS. Cần có nhận thức đầy đủ, sự quan tâm thỏa đáng, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành và có các biện pháp đồng bộ trong tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao NVCM cho cán bộ VHCS, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, bắt kịp sự biến động của đời sống văn hóa hiện nay.

1.3.2.2. Mục tiêu, nội dung bồi dưỡng NVCM

Mục tiêu bồi dưỡng:

- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức danh đã đƣợc quy định.

- Nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu cầu trong tƣơng lai của cộng đồng, giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn.

- Góp phần xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp có đủ năng lực để xây dựng nền hành chính tiên tiến hiện đại.

Nội dung bồi dưỡng NVCM:

Bên cạnh yêu cầu nội dung về bồi dƣỡng về phẩm chất, nội dung bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS cần tập trung:

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước về VHCS

+ Bồi dƣỡng kiến thức cơ bản về VHCS, những kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến công tác VHCS.

+ Bồi dƣỡng những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quản lý nhà nƣớc về văn hóa ở cơ sở.

- Bồi dưỡng NVCM về tổ chức triển khai hoạt động VHCS:

+ Bồi dƣỡng kiến thức cơ sở chuyên ngành: Kiến thức về tổ chức xây dựng phong trào văn hóa ở cơ sở.

+ Bồi dƣỡng để biết cách lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ.

+ Bồi dƣỡng các kỹ năng tổ chức, quản lý, giao tiếp, tác nghiệp…

Ngồi ra, mỗi cán bộ VHCS cịn cần đƣợc bồi dƣỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.

1.3.2.3. Phương pháp bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng NVCM

Phương pháp bồi dưỡng:

- Hiện nay, hoạt động bồi dƣỡng có 6 phƣơng pháp bồi dƣỡng cơ bản và thơng dụng, đó là: Thuyết trình; Thuyết trình kết hợp luyện tập thực hành; Vấn đáp; Thảo luận nhóm; Thực hành; Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu trình bày báo cáo.

- Thực hiện bồi dƣỡng theo hƣớng tích cực tƣơng tác, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng tự học, tự bồi dƣỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi ngƣời đều phải có tài liệu học tập.

- Phƣơng pháp bồi dƣỡng cần phù hợp với nội dung. Đảm bảo nghiêm túc, thiết thực và hiệu quả. Hạn chế phƣơng pháp thuyết trình, cần phát huy vai trò chủ thể của ngƣời tham gia bồi dƣỡng, chú trọng thảo luận, vấn đáp, thực hành, tham quan thực tế.

- Chú trọng việc tổ chức học tập theo tổ, nhóm; Chú trọng bồi dƣỡng gắn với tự bồi dƣỡng.

Hình thức bồi dưỡng:

Có nhiều hình thức bồi dƣỡng cán bộ VHCS:

- Bồi dƣỡng thông qua các lớp tập huấn: Đây là hình thức phổ biến và chủ yếu, các lớp này do Phịng Văn hóa - Thơng tin lập kế hoạch, phối hợp với các đơn vị có chức năng, năng lực để tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho đội ngũ cán bộ VHCS.

- Bồi dƣỡng thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị ngành về các vấn đề có tính chất chun đề về NVCM.

- Tự bồi dƣỡng: Là hình thức bồi dƣỡng thơng qua việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu, có sự hỗ trợ của hƣớng dẫn viên, cá nhân hoặc đồng nghiệp.

- Bồi dƣỡng từ xa: Thông qua các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, vơ tuyến truyền hình, đài phát thanh, băng hình, băng tiếng.

1.3.3. Hệ thống tổ chức bồi dưỡng cán bộ văn hóa cơ sở

1.3.3.1. Phịng Văn hóa, Thơng tin cấp huyện - đơn vị tổ chức việc bồi dưỡng NVCM cho cán bộ VHCS

Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ [9] thì Phịng Văn hóa - Thơng tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tham mƣu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Văn hố; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bƣu chính,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 29)