Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung

2.4.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

- Công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng còn chƣa đƣợc chú trọng, tăng cƣờng đúng mức, các cơ sở đào tạo cho cán bộ VHCS chƣa đƣợc đổi mới, củng cố, phát triển ngang tầm với nhiệm vụ mới.

- Đội ngũ giảng viên ngành văn hóa ở một số lĩnh vực chƣa đạt yêu cầu so với nhiệm vụ bồi dƣỡng trong khi bản thân họ cũng chƣa thƣờng xuyên đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng nên còn nhiều hạn chế.

- Nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng cán bộ VHCS nhìn chung còn theo lối mòn, chậm đổi mới; còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn. Phần lớn các chƣơng trình bồi dƣỡng chỉ mang tính định hƣớng, chƣa đi vào những việc cụ thể mà thực tiễn cơng việc u cầu. Các chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ VHCS chậm đƣợc bổ sung, ít đƣợc cập nhật và cụ thể hóa.

- Việc phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm và giai đoạn còn hạn chế và chƣa đủ để thực hiện mở các khóa bồi dƣỡng theo kế hoạch đề ra.

- Một số lãnh đạo UBND xã chƣa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ VHCS nên việc xây dựng, hoạch định chính sách, phân bổ kinh phí, cử nhân sự... chƣa sát với thực tế yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dƣỡng.

- Việc chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng chƣa gắn với sử dụng, một số xã cử ngƣời đi học không đúng đối tƣợng và mục đích nên cịn có tình trạng cán bộ, công chức đƣợc cử đi học về phân công chƣa đúng với chuyên môn nghiệp vụ, chƣa đúng với năng lực sở trƣờng của từng cơng chức và có một bộ phận cán bộ đƣợc cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dƣỡng không phù hợp hoặc không thiết thực với công việc đang đảm nhận.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ VHCS của huyện Tân Sơn. Ngoài các nguyên nhân khách quan thƣờng gặp phải trong hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, cơng chức nói chung cịn có những ngun nhân chủ quan khác nhƣ do phân cấp chƣa rõ ràng dẫn đến sự phối hợp tham mƣu giữa các cơ quan, đơn vị chƣa đƣợc chặt chẽ; thiếu tính chủ động, tích cực trong nghiên cứu, đề xuất các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bồi dƣỡng cán bộ VHCS. Chính những điều ấy đã trở thành rào cản rất lớn trong tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS.

- Một trong các nguyên nhân quan trọng nhất là công tác quản lý phát triển đội ngũ nói chung, quản lý các hoạt động bồi dƣỡng cán bộ VHCS còn chƣa đƣợc quan tâm xây dựng dựa trên các căn cứ khoa học quản lý, chƣa dựa trên những nhu cầu thực tiễn của công tác.

2.4.3. Một số vấn đề đặt ra và cần được giải quyết

- Hầu hết CBQL và cán bộ VHCS đã có nhận thức về tầm quan trọng của cơng tác bồi dƣỡng NVCM. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau mà vẫn

còn một số CBQL và cán bộ VHCS nhận thức về vấn đề này còn mơ hồ, chung chung. Từ nhận thức chƣa đầy đủ nhƣ vậy đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng, hiệu quả công tác bồi dƣỡng.

- Việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS hiện nay đã đƣợc quan tâm, nhƣng chƣa sát với tình hình thực tiễn, chƣa gắn với khảo sát nhu cầu của cơ sở và của cán bộ VHCS; Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra còn chƣa đƣợc chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá thƣờng xuyên.

- Hiện nay, trung ƣơng và tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Các văn bản đó là cơ sở pháp lý quan trọng để công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ nói chung và bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS nói riêng trong thời gian qua mang lại những hiệu quả thiết thực. Tuy vậy, việc cụ thể hóa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của nhà nƣớc về công tác bồi dƣỡng cán bộ ở cấp huyện, cấp xã còn nhiều lúng túng. Đặc biệt, do phân cấp chƣa đầy đủ và rõ ràng nên việc xây dựng một cơ chế phối hợp để tổ chức bồi dƣỡng cán bộ cơ sở hiện nay chƣa hoàn thiện. Chỉ khi có đầy đủ văn bản pháp quy và phân cấp đầy đủ, cùng với việc có một quy chế phối hợp cụ thể thì cơng tác bồi dƣỡng cán bộ mới mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi.

- Năm 2010, Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Trƣờng CBQL văn hóa, thể thao và du lịch biên soạn 02 Bộ tài liệu bồi dƣỡng cơng chức văn hóa - xã hội khu vực đồng bằng và khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc. Tài liệu bồi dƣỡng chun mơn, quản lý nhà nƣớc phần văn hóa dùng bồi dƣỡng đối với cơng chức văn hóa - xã hội phƣờng, thị trấn trên toàn quốc mới đang đƣợc triển khai thí điểm. Mặc dù bộ nội dung tài liệu bồi dƣỡng chuyên môn, quản lý nhà nƣớc phần văn hóa dùng cho cơng chức văn hóa - xã hội khu vực đồng bằng, khu vực trung du miền núi, vùng dân tộc đƣợc đánh giá cao nhƣng không phải là khơng cịn có những hạn chế nhƣ tính hệ thống của nội dung bồi dƣỡng, hình thức tổ chức, vấn đề cập nhật kiến thức mới, vấn

đề nhóm kiến thức bổ trợ, tự chọn về ngơn ngữ, văn hóa dân tộc ít ngƣời nhằm thiết thực nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc cán bộ VHCS ở mỗi địa phƣơng cụ thể.

Ngồi chƣơng trình bồi dƣỡng hồn chỉnh, “phần cứng” trên lớp, cũng cần có những chƣơng trình bổ túc kiến thức ngắn hạn, những khóa tập huấn, tham quan thực tế các địa phƣơng khác trong tỉnh, ngồi tỉnh để cán bộ VHCS có cơ hội học tập, trải nghiệm để từ đó có thêm những kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào thực tế cơng tác.

- Ngồi đội ngũ giảng viên từ các cơ sở đào tạo và cơ quan ngành dọc cấp trên. Huyện cũng đã quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là các cán bộ, chuyên viên có năng lực. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà đội ngũ giảng viên này còn hạn chế về số lƣợng, chƣa phong phú về ban khoa, chuyên mơn. Chƣa có nhiều thời gian để đầu tƣ biên soạn các nội dung bồi dƣỡng theo một hệ thống. Chƣa khai thác đƣợc việc tham gia đánh giá kết quả bồi dƣỡng đối với từng cán bộ trong q trình thực thi cơng vụ sau bồi dƣỡng. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức chƣa đƣợc quan tâm đúng mức để họ có động lực tốt thực hiện nhiệm vụ.

- Hiện nay, các chế độ của nhà nƣớc về công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã từng bƣớc đƣợc quan tâm và thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy. Tuy nhiên trên thực tế, vì nguồn kinh phí hạn hẹp và các lý do khác mà các chế độ này chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để. Vấn đề đặt ra là chính quyền các cấp, mà trực tiếp ở đây là lãnh đạo UBND các xã cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian, vật chất để cán bộ VHCS tham dự các lớp đào tạo, bồi dƣỡng một cách chủ động. Tạo điều kiện để họ áp dụng kiến thức đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng vào thực tế. Các cấp có thẩm quyền cần dành nguồn lực tƣơng ứng để tăng cƣờng đầu tƣ CSVC cho các cơ sở đào tạo, tăng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm và giai đoạn.

Kết luận Chƣơng 2

Trong chƣơng này, tác giả đã khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và truyền thống văn hóa của huyện Tân Sơn trong những năm gần đây. Qua khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ VHCS cho thấy, đƣợc sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền, hiện nay đội ngũ cán bộ VHCS đã có số lƣợng cơ bản đảm bảo, tuổi đời trẻ, đều có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên và đặc biệt là đa số cán bộ đã là đảng viên.

Tuy nhiên đội ngũ này cũng bộc lộ những hạn chế trong công tác, nhiều cán bộ không đƣợc đào tạo đúng chun ngành, cịn ít hiểu biết về văn hóa cơ sở, văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc cũng nhƣ các kỹ năng trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Khảo sát thực trạng tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS cho thấy, bên cạnh những kết quả nhất định mà chính quyền, cấp ngành và bản thân cán bộ đã đạt đƣợc thì cơng tác này cịn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Đó là nhận thức của một bộ phận cán bộ về công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS chƣa đầy đủ. Việc khảo sát nhu cầu chƣa đƣợc làm bài bản. Công tác lập kế hoạch chƣa khoa học. Hình thức tổ chức và phƣơng pháp bồi dƣỡng chậm đổi mới. Công tác tổ chức bồi dƣỡng chƣa chặt chẽ. Điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dƣỡng chƣa đƣợc quan tâm. Bồi dƣỡng NVCM chƣa gắn với hoạt động văn hóa ở cơ sở.

Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có các biện pháp đồng bộ, hữu hiệu cho công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS để góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ này, đảm bảo yêu cầu công tác phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa cơ sở trong thời kỳ mới.

Chƣơng 3.

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VĂN HÓA CƠ SỞ HUYỆN TÂN SƠN,

TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Một số định hƣớng phát triển văn hóa cơ sở, phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa của tỉnh Phú Thọ và huyện Tân Sơn hiện nay lực ngành văn hóa của tỉnh Phú Thọ và huyện Tân Sơn hiện nay

3.1.1. Của tỉnh Phú Thọ

- Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tỉnh Phú Thọ đã có những việc làm cụ thể nhƣ “Xây dựng quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý giai đoạn 2015-2020” và “Đề án đào tạo cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015-2020”; Hằng năm, tỉnh đều xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng NVCM, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc… cho cán bộ, cơng chức, viên chức, trong đó có cán bộ ngành văn hóa.

- Nghị quyết số 25/NQ-ĐH, ngày 29/10/2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 [11]: “Đẩy mạnh phát triển và

nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thong tin, thể thao. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; bảo tồn, tơn tạo di tích quốc gia đặc biệt, các di chỉ khảo cổ học. Hoàn thiện hồ sơ hát Xoan và hồ sơ tín ngƣỡng Hùng Vƣơng trình UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Mục tiêu đến năm 2015: 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, trong đó 50% cán bộ, cơng chức thuộc vùng đồng bằng và trung du có trình độ đại học, cao đẳng; 100% cán bộ chủ chốt, 80% cán bộ chuyên trách và 50% cán bộ cơng chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Tỉnh ủy và UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành, các địa phƣơng trong tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng

đời sống văn hóa”. Quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, xuất bản, thơng tin, truyền thông; ngăn chặn, chống sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa độc hại; bảo đảm tính chiến đấu, sự phong phú, hấp dẫn và thời sự trong hoạt động báo chí. Phát triển tồn diện, sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng; khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa thể thao.

3.1.2. Của huyện Tân Sơn

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Sơn lần thứ II, nhiệm kỳ 2010- 2015, đã định hƣớng rõ:

+ Đẩy mạnh các hoạt động văn hố, thơng tin từ huyện đến xã với những hình thức đa dạng phong phú góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển các hoạt động văn hoá lành mạnh trên cơ sở khơi phục văn hố truyền thống và xây dựng các thiết chế văn hoá mới. Tiếp tục triển khai phong trào xây dựng “gia đình văn hố”, “khu dân cƣ văn hố” với những quy định hợp với đạo lý và truyền thống dân tộc, luật pháp của Nhà nƣớc để xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hố mới. Hồn thành việc xây dựng nhà văn hóa khu dân cƣ trƣớc 2015, khẩn trƣơng xây dựng các thiết chế văn hóa tại trung tâm huyện nhƣ nhà văn hóa, sân thể thao, đài tƣởng niệm nghĩa trang liệt sĩ, thƣ viện huyện...

+ Đẩy mạnh phong trào thể dục - thể thao quần chúng trong các nhà trƣờng, cơ quan, thôn bản đặc biệt là trong thanh niên. Coi trọng xã hội hố cơng tác thể dục thể thao, phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng. Chú trọng đầu tƣ cho thể thao thành tích cao thế mạnh của địa phƣơng nhƣ bóng chuyền, điền kinh, bắn nỏ, võ thuật; xây dựng các thiết chế TDTT đảm bảo duy trì phong trào ngày càng phát triển.

+ Du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong tƣơng lai gần sẽ phát triển thành ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Du lịch Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn đã đƣợc xây dựng quy hoạch chung, nằm trong tuyến du

lịch đƣờng bộ Đền Hùng - La Phù - Xuân Sơn, trong đó Xuân Sơn là điểm lƣu trú chính. Tỉnh Phú Thọ cũng đã xác định, trƣớc mắt tập trung đầu tƣ cho một số dự án khu du lịch trong đó có khu du lịch sinh thái vƣờn Quốc gia Xuân Sơn. Ngồi ra, các hoạt động du lịch cịn tập trung khai thác các điểm du lịch ở các làng nghề, du lịch văn hóa cộng đồng.

+ Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán

bộ phụ trách cơng tác văn hố - xã hội cấp cơ sở. Từng bƣớc hoàn thiện, đáp

ứng nhu cầu về đào tạo cả số lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực hoạt động tại cơ sở. Tập trung bồi dƣỡng và nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở.

- Kế hoạch số 733/KH-UBND, ngày 30/12/2011 của UBND huyện Tân Sơn về Đào tạo nghề nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 và đến năm 2020, cũng nêu rõ:

“Xây dựng đội ngũ cán bộ xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn”; “Giai đoạn 2012 - 2015, đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn cho 1000 cán bộ, công chức cấp xã; giai đoạn 2016 - 2020 là 1200 ngƣời”; “100% cán bộ cấp xã đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định. Đảm bảo 100% cán bộ sau khi đƣợc bồi dƣỡng phải làm việc tốt hơn so với trƣớc”. [32].

3.2. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện Tân Sơn nghiệp vụ chun mơn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện Tân Sơn

3.2.1. Đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63)