Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình; phía Tây giáp huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Trung tâm huyện lỵ nằm tại xã Tân Phú có trục đƣờng quốc lộ 32A chạy qua, cách thành phố Việt Trì 75km, cách thủ đô Hà Nội 117km, thuận lợi cho giao thƣơng giữa huyện với trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và cả nƣớc.

Tân Sơn là huyện miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông suối và núi đồi, khe lạch và có độ dốc cao; là nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn nên tạo ra các tiểu vùng khí hậu gần nhƣ riêng có. Nằm trong vùng khí hậu trung du Bắc Bộ nhƣng có ảnh hƣởng mạnh của vùng khí hậu Tây Bắc, có nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 23,30C. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Tháng 4, 5, 6, 7 chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam, nhiệt độ trong các tháng này nhiều khi lên tới 39-400C; ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống nhân dân. Hệ thống sông Bứa và các

chi lƣu của nó toả rộng ra khắp vùng, các chi lƣu lớn nhƣ sông Chôm (xã Văn Luông), sông Giày (Minh Đài), sông Côm (Thu Ngạc) thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp chiếm 84,17%. Tiềm năng đất đai của Tân Sơn là rất lớn, phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên đất thuận lợi cho canh tác, sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất rừng. Trên địa bàn đã và đang khảo sát, thăm dò và khai thác một số loại quặng có trữ lƣợng trung bình gồm Sắt, Tal, Chì và vật liệu xây dựng nhƣ đá, cát sỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 45)