Hoàn thiện hệ thống văn bản, ban hành cơ chế phối hợp trong tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Biện pháp tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản, ban hành cơ chế phối hợp trong tổ

hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở

3.3.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc quy định về hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cơng chức, viên chức nói chung và bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS nói riêng, UBND huyện cần có các văn bản cụ thể để hƣớng dẫn, áp dụng các quy định về bồi dƣỡng cán bộ VHCS vào điều kiện thực tiễn cho phù hợp, hƣớng tới việc tạo điều kiện thuận lợi, nhất là đối với cán bộ VHCS đang cơng tác tại xã có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

Đồng thời xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các cấp... để công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS phát huy hiệu quả.

3.3.3.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng hệ thống văn bản về công tác bồi dƣỡng cho cán bộ, chế độ tài chính thực hiện cho cơng tác này trên địa bàn.

- Trong thực tế hiện nay, có khá nhiều đơn vị, lực lƣợng tham gia tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS: Sở Nội vụ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trƣờng Chính trị tỉnh, Trung tâm GDTX-HN tỉnh; UBND huyện... Cần có một đầu mối để thống nhất hoạt động này. Theo đó, phải có lộ trình thích hợp để thực hiện việc phân cấp việc tổ chức bồi dƣỡng cán bộ VHCS. Lộ trình cần đƣợc tổ chức và thực hiện nhƣ một dự án, tránh tình trạng phân cấp “sng” chỉ có trên giấy tờ. - Xác định vai trị chủ trì và là đầu mối tổ chức của Phịng Văn hóa -

Thơng tin cấp huyện trong công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả trong cơng tác này, cần sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng cấp tỉnh. Các đơn vị thuộc huyện nhƣ các Phịng: Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Giáo dục và Đào tạo; Lao động TB&XH; Các đơn vị: Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị, Trung tâm GDTX và HN, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch; UBND các xã; Giảng viên kiêm chức.

3.3.3.3. Cách thức thực hiện

- Phịng Nội vụ chủ trì, phối hợp Phịng Tài chính - Kế hoạch tham mƣu văn bản của UBND huyện về chế độ, chính sách đối với cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở.

- Phịng Văn hóa - Thơng tin chủ trì, phối hợp Phịng Nội vụ tham mƣu văn bản của UBND huyện về cơ chế phối hợp trong công tác bồi dƣỡng. - Phổ biến các văn bản tới tổ chức và cá nhân liên quan để thực hiện. - Giám sát việc thực hiện chính sách và cơ chế phối hợp trong cơng tác

bồi dƣỡng cán bộ VHCS.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện

- Nội dung trong văn bản của huyện ban hành cần căn cứ vào văn bản quy định của cấp trên, có vận dụng phù hợp địa phƣơng nhƣng khơng trái luật. Nhƣ vậy cần phải có đầy đủ hệ thống văn bản Đảng, Nhà nƣớc về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.

- Giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc thực hiện các quy định, trong đó xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, phân cơng cán bộ chun quản. - Đảm bảo nguồn lực thực hiện các quy định.

3.3.4. Hồn thiện chương trình, nội dung bồi dưỡng, đổi mới phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên mơn cho cán bộ văn hóa cơ sở

3.3.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa

- Xây dựng Bộ chƣơng trình, nội dung chuẩn, có chất lƣợng và cập nhật. - Đổi mới phƣơng pháp bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng.

3.3.4.2. Nội dung biện pháp

- Kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trƣơng chỉ đạo để hoàn thiện và ban hành Bộ chƣơng trình bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS trên toàn quốc.

- Nội dung, tài liệu bồi dƣỡng cần đƣợc xây dựng trên quan điểm đổi mới, tiếp cận giáo dục hiện đại. Có tính đến đặc điểm tâm lý giáo dục của đối tƣợng để quá trình tiếp cận, tiếp thu có hiệu quả.

- Căn cứ thực tế địa phƣơng và nhu cầu bồi dƣỡng của cán bộ, giảng viên kiêm chức xây dựng, biên tập nội dung bồi dƣỡng cho phù hợp, thiết thực.

- Việc xác định nội dung chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng NVCM đối với cán bộ VHCS huyện Tân Sơn trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết và cần đƣợc thực hiện thận trọng, khoa học. Cần tập trung vào bồi dƣỡng các kỹ năng tác nghiệp: Kỹ năng giao tiếp; NVCM; kỹ năng xã hội hóa và tạo nguồn cho các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; kỹ năng soạn thảo văn bản; viết kịch bản cho các ngày lễ, sự kiện tổ chức tại địa phƣơng…

Nhƣ vậy, ngoài các nội dung “cứng” theo quy định chung của nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nƣớc nói chung; cần tập trung bồi dƣỡng những kiến thức cơ bản về văn hóa và văn hóa cơ sở, quản lý nhà nƣớc về văn hóa ở cấp cơ sở, đặc biệt là việc trang bị các kỹ năng nghề nghiệp nhƣ: kỹ năng quản lý văn hóa cơ sở, kỹ năng giao tiếp, vận động quần chúng, kỹ năng tổ chức các sự kiện,…; ngồi ra, cần phải có nhóm kiến thức bổ trợ, tự chọn về ngơn ngữ, văn hóa dân tộc ít ngƣời nhằm thiết thực nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc.

Một số chuyên đề bồi dƣỡng đã phát huy hiệu quả:

- Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng.

- Hƣớng dẫn và tổ chức cơng tác gia đình trên địa bàn xã.

- Kỹ năng kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về hoạt động văn hóa, thể thao và phịng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã.

- Hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động, trang trí khánh tiết trên địa bàn xã.

- Hƣớng dẫn và khai thác giá trị các di sản văn hóa phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn xã.

- Quản lý, hƣớng dẫn việc cƣới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã.

- Quản lý và hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động trong thiết chế văn hóa trên địa bàn xã.

- Hƣớng dẫn tổ chức phong trào, hội thi thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn xã.

- Hƣớng dẫn viết kịch bản và tổ chức sự kiện, chƣơng trình hội thi, hội diễn, giao lƣu văn nghệ quần chúng…

Các chuyên đề chủ yếu đi sâu vào công việc thực tiễn, các kỹ năng quản lý hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình để các học viên hiểu rõ hơn, nắm chắc hơn những quy định, để từ đó có tham mƣu giải quyết cơng việc đúng đắn.

Ngồi chƣơng trình bồi dƣỡng hồn chỉnh, dài hạn cũng cần có những chƣơng trình bổ túc kiến thức ngắn hạn, những khóa tập huấn, tham quan thực tế các địa phƣơng khác trong tỉnh, ngồi tỉnh để cán bộ văn hóa tích lũy thêm kiến thức, trao đổi kinh nghiệm…

Trong thực tiễn, hoạt động văn hóa là một lĩnh vực khá phức tạp và không ngừng phát triển. Những kiến thức đƣợc cung cấp từ lớp bồi dƣỡng có tính chất tạo nền tảng cho cán bộ VHCS tiếp tục nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng cần thiết và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cơng tác. Góp phần tích cực tun truyền, phổ biến đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sáng tạo, phổ biến và hƣởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật, rèn luyện thân thể. Từng bƣớc tạo dựng lối sống văn minh, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán, những lễ nghi tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phù hợp với trào lƣu văn hóa tiến bộ của nhân loại. Góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và góp phần trong việc phát động, công nhận, giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa, xã nơng thơn mới.

3.3.4.3. Cách thức thực hiện

- Giao nhóm biên tập nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS.

- Tổ chức hội thảo về nội dung chƣơng trình và đổi mới phƣơng pháp. - Hội đồng khoa học nghiệm thu và cho triển khai thực hiện.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục hoàn chỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo, bồi dƣỡng thành quá

trình tự đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại và đào tạo suốt đời.

- Nghiên cứu rút ngắn thời gian đào tạo, bồi dƣỡng đối với cán bộ. Thực hiện sự liên thông giữa đào tạo và bồi dƣỡng; đào tạo, bồi dƣỡng theo chứng chỉ, tín chỉ.

- Sử dụng linh hoạt các hình thức bồi dƣỡng cho phù hợp với đối tƣợng và điều kiện, hoàn cảnh địa phƣơng.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

- Lực lƣợng tham gia biên soạn phải là những ngƣời có chun mơn, có kinh nghiệm, tâm huyết và có nghiệp vụ sƣ phạm.

- Cần có sự vào cuộc của Hội đồng khoa học để tƣ vấn và nghiệm thu. - Bố trí nguồn lực đảm bảo thực hiện.

3.3.5. Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán và tạo động lực cho giảng viên

3.3.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa

- Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán (kiêm chức cấp huyện) để tham gia thƣờng xuyên vào hoạt động bồi dƣỡng NVCM, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ VHCS, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. - Đội ngũ giảng viên cốt cán phải có khả năng truyền thụ và tạo lập cho

học viên có niềm đam mê học tập và năng lực ứng dụng, sáng tạo trong thực tiễn công tác.

- Từng bƣớc hồn thiện cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giảng viên hồn thành nhiệm vụ của mình.

3.3.5.2. Nội dung biện pháp

- Ngoài đội ngũ giảng viên từ các cơ sở đào tạo và cơ quan ngành dọc cấp trên. Huyện cần chú ý xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là các cán bộ, chuyên viên có năng lực.

- Nhiệm vụ của giảng viên cốt cán là tham gia lập kế hoạch bồi dƣỡng, xây dựng tài liệu bồi dƣỡng, trực tiếp giảng dạy, tập huấn; tổ chức hội thảo hoặc tƣ vấn theo chuyên đề. Tìm hiểu tình hình triển khai và kết quả bồi dƣỡng để tham mƣu điều chỉnh. Tham gia đánh giá kết quả bồi dƣỡng đối với từng cán bộ.

- Vận dụng các văn bản nhà nƣớc về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên. Huyện cần có hƣớng dẫn cụ thể;

3.3.5.3. Cách thức thực hiện

- Quyết định của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy về danh sách giảng viên kiêm chức cấp huyện, hằng năm cần có rà sốt, bổ sung cho phù hợp. - Ban Tổ chức Huyện ủy rà sốt, tham mƣu chính xác, kịp thời với Ban

Thƣờng vụ Huyện ủy về danh sách đội ngũ giảng viên kiêm chức. - Có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên kiêm

chức. Đồng thời đảm bảo tính quy hoạch và phát triển lâu dài.

- Văn bản của UBND huyện hƣớng dẫn việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên, giảng viên kiêm chức. Hằng năm, cấp kinh phí đảm bảo nội dung này cho bộ phận phụ trách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện

- Sự quan tâm của các cấp quản lý, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giảng viên cấp trên đƣợc mời về huyện làm công tác bồi dƣỡng cán bộ VHCS về nơi ăn, nghỉ và các điều kiện khác.

- Đối với giảng viên kiêm chức cấp huyện cũng cần đƣợc quan tâm tạo điều kiện và đặc biệt họ cần đƣợc ghi nhận cụ thể cho những đóng góp của mình trong phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở.

- Huyện cần dành nguồn lực riêng để thực hiện nội dung này.

3.3.6. Gắn việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn với tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở trên địa bàn

3.3.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa

- Thực hiện phƣơng châm lý luận gắn liền thực tiễn. Lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau khơng thể tách rời, có sự tác động lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau.

- Thực tiễn cần tới lý luận soi đƣờng, dẫn dắt, chỉ đạo, hƣớng dẫn, định hƣớng để khơng mắc phải bệnh kinh nghiệm, cịn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều.

- Các kiến thức, kỹ năng đƣợc bồi dƣỡng, các tình huống đƣợc trải nghiệm sẽ trở thành cơng cụ quan trọng để ngƣời cán bộ VHCS hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

3.3.6.2. Nội dung biện pháp

- Gắn việc tổ chức bồi dƣỡng NVCM với tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở trên địa bàn ngay trong cơng tác lập kế hoạch, xây dựng chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp, hình thức tổ chức.

- Nội dung bồi dƣỡng NVCM phải dựa trên yêu cầu thực tiễn của công việc chuyên môn mà ngƣời cán bộ VHCS sẽ phải thực hiện, phải tác nghiệp trong công tác. Các kiến thức, kỹ năng đƣợc trang bị trong quá trình bồi dƣỡng phải đƣợc mỗi cán bộ VHCS áp dụng một cách sáng tạo, phù hợp và hiệu quả trong tổ chức các hoạt động văn hóa tại địa phƣơng mình cơng tác.

- Trong và sau khi tham gia bồi dƣỡng, cán bộ VHCS có thể áp dụng sáng tạo và bắt tay ngay vào công việc chuyên môn thƣờng nhật.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện

- Nội dung bồi dƣỡng NVCM ngoài “phần cứng” là kiến thức cơ bản, kiến thức quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực văn hóa phải tập trung dành nhiều thời gian, tăng khối lƣợng trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, quy trình tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao cụ thể tại cơ sở cho mỗi cán bộ VHCS. - Bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS ngồi hình thức truyền thống là

thơng qua lớp tập huấn một cách chính quy cần mở rộng hình thức bồi dƣỡng qua trải nghiệm các hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Đó có thể là:

+ Thông qua những hoạt động văn hóa, thể thao của một xã hoặc hoạt động chung của cả huyện (tổ chức Ngày Hội văn hóa - thể thao các dân tộc hằng năm của huyện).

+ Tổ chức bồi dƣỡng cho tất cả đội ngũ những ngƣời làm văn hóa cơ sở qua thực tiễn công việc, qua tổng kết rút kinh nghiệm, đƣa ra cách làm hay, cách làm phù hợp mà có thể nhân rộng.

+ Cán bộ VHCS cần có các đóng góp thiết thực để trao đổi kinh nghiệm hoặc kiến nghị đề xuất cụ thể để đƣợc giải đáp. Các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đƣợc trang bị cần đƣợc áp dụng một cách sáng tạo, phù hợp và hiệu quả vào từng hoạt động văn hóa cụ thể ở cơ sở.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện

- Bản thân ngƣời tham mƣu xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, những ngƣời trực tiếp tham gia bồi dƣỡng cho cán bộ VHCS cần có những am hiểu nhất định về văn hóa truyền thống, những đặc thù văn hóa riêng có ở các đơn vị để từ đó có vận dụng khéo léo trong tổ chức bồi dƣỡng sao cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực.

- Mỗi cán bộ VHCS khi tham gia bồi dƣỡng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm. Tham gia bồi dƣỡng một cách chủ động, tích cực, phát huy tối đa tính tích cực của ngƣời học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78)