Thực trạng công tác tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng công tác tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho

ngũ cán bộ văn hóa cơ sở huyện Tân Sơn (2011-2013)

2.3.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp khảo sát

2.3.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá nhận thức của CBQL và bản thân đội ngũ cán bộ VHCS về tính cần thiết của công tác bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS. Nắm bắt thực trạng công tác lập kế hoạch, nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS từ năm 2011 đến năm 2013.

2.3.1.2. Nội dung khảo sát

- Tiến hành khảo sát, đánh giá về công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS tại huyện Tân Sơn từ năm 2011 đến năm 2013.

- Địa bàn khảo sát: 17 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Đối tƣợng khảo sát: 54 ngƣời, trong đó: cán bộ VHCS: 37 ngƣời, thuộc 17 xã trên địa bàn huyện. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã trên địa bàn huyện: 17 ngƣời.

- Thời gian khảo sát: Từ ngày 18/11/2014 đến ngày 31/12/2014.

2.3.1.3. Phương pháp khảo sát

- Thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu từ các văn bản, tài liệu của UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa về công tác bồi dƣỡng CMNV cho cán bộ VHCS.

- Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi soạn sẵn để khảo sát CBQL và cán bộ VHCS.

- Thu thập phiếu, dùng phƣơng pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.

2.3.2. Thực trạng nhận thức về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở

Bảng 2.5. Nhận thức về tính cần thiết của bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS

STT Mức độ Lãnh đạo UBND xã Cán bộ VHCS SL % SL % 1 Rất cần thiết 13 76,5 22 59,5 2 Cần thiết 4 23,5 12 32,4 3 Ít cần thiết 0 0 3 8,1 4 Không cần thiết 0 0 0 0 Tổng số 17 100 37 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tân Sơn - 2013)

Phân tích:

- Trong tổng số 17 lãnh đạo UBND xã đƣợc thăm dò, có 13 ý kiến (chiếm tỉ lệ 76,5%) cho rằng việc đội ngũ cán bộ VHCS đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn là “rất cần thiết”. Có 4/17 ngƣời (chiếm tỉ lệ 23,5%) cho rằng việc này là “cần thiết”. Nhƣ vậy có thể đánh giá việc tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS hiện nay là vấn đề cấp thiết, đƣợc đa số lãnh đạo UBND cấp xã cho rằng phải quan tâm, chú trọng. Tuy vậy, không phải 100% lãnh đạo UBND xã đƣợc khảo sát có nhận thức rằng việc tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS là công việc cấp bách và thực sự rất cần thiết.

- Cũng khảo sát về nội dung này thì 22/37 cán bộ VHCS (chiếm tỉ lệ 59,5%) cho rằng việc bồi dƣỡng nghiệp vụ cho bản thân là “rất cần thiết”. Có 12/37 cán bộ VHCS (chiếm tỉ lệ 32,4%) cho là “cần thiết”. Cá biệt có 3/37 trƣờng hợp (chiếm tỉ lệ 8,1%) lại cho việc này là “ít cần thiết”.

Lý do cơ bản dẫn đến đại đa số cán bộ VHCS mong muốn đƣợc bồi dƣỡng NVCM là do họ nhận thấy bản thân hiện đang có những hạn chế, khiếm khuyết nhất định về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, họ rất hiểu và tin tƣởng rằng chính bồi dƣỡng NVCM sẽ là cơ hội tốt nhất để có thể khắc phục những hạn chế hiện nay và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của họ trong thời gian tiếp theo.

Trong thực tế, rất ít cán bộ làm công tác VHCS đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành. Vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau, một số ngƣời chấp nhận làm công việc trái ngành nghề đào tạo. Chính vì thế, do yêu cầu công việc, họ cần phải đƣợc đào tạo lại hoặc bồi dƣỡng một cách chuyên nghiệp để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả.

Tuy vậy, còn một bộ phận nhỏ cán bộ VHCS thấy việc bồi dƣỡng NVCM chỉ là “cần thiết”, cá biệt có 8,1% cán bộ VHCS không có nhu cầu bồi dƣỡng NVCM (thấy “ít cần thiết”). Điều ấy, một phần có thể lý giải đƣợc là một số cán bộ đã có tuổi, cơ hội để phát huy những gì mà công tác bồi dƣỡng có thể mang đến cho họ, không còn bao nhiêu. Tuy nhiên, con số khảo sát nhƣ vậy cũng đã cảnh báo một vấn đề không nhỏ về nhận thức của chính bản thân một số cán bộ VHCS về vai trò, sự cần thiết của bồi dƣỡng NVCM trong quá trình công tác.

Nhìn chung, qua khảo sát cho thấy, nhu cầu bồi dƣỡng của cán bộ VHCS huyện Tân Sơn, cũng nhƣ các địa phƣơng khác hiện nay, là rất bức thiết. Những nhu cầu ấy, với tƣ cách là “cái mà họ cần”, đang hiện diện nhƣ là một động lực, thúc đẩy sự nỗ lực học tập, tự nâng cao trình độ của cán bộ văn hóa cơ sở, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi về những giải pháp thiết thực để đáp ứng.

2.3.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng

Xác định đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Những năm qua, huyện Tân Sơn luôn quan tâm đến việc xây dựng các đề án, kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức:

- Đề án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020, đã đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt, trong đó có nội dung về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức;

- Đề án Phát triển nguồn nhân lực huyện Tân Sơn giai đoạn 2012 - 2015, định hƣớng đến năm 2020;

- Kế hoạch số 259/KH-UBND, ngày 20/5/2010 về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;

- Kế hoạch số 733/KH-UBND, ngày 30/12/2011 về đào tạo cho lao động nông thôn huyện Tân Sơn giai đoạn 2012 - 2015 và đến năm 2020, trong đó có nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ cơ sở.

Với vai trò là cơ quan tham mƣu cho UBND huyện về công tác đào tạo, bồi dƣỡng, hằng năm Phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đều có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện, UBND các xã đăng ký cho cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dƣỡng. Sau đó, tham mƣu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch đào tạo - bồi dƣỡng trong năm, xác định rõ đối tƣợng đào tạo - bồi dƣỡng, nội dung đào tạo - bồi dƣỡng; thời gian và nguồn lực thực hiện.

2.3.4. Thực trạng số lượng cán bộ văn hóa cơ sở tham gia bồi dưỡng

Bảng 2.6. Số lƣợng cán bộ VHCS huyện Tân Sơn tham gia các lớp bồi dƣỡng

Nội dung bồi dƣỡng

Số lƣợt CB tham gia BD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số BD về phẩm chất chính trị và đạo đức 15 19 19 54 BD nâng cao kiến thức và kỹ năng QLNN 10 12 15 37 Bồi dƣỡng NVCM 37 37 74 148 BD kiến thức tin học, ngoại ngữ … 5 7 7 19

Bảng 2.6 cho thấy số lƣợng cán bộ VHCS tham gia bồi dƣỡng hằng năm đã tăng dần, nhƣng nhìn chung số lƣợng còn rất hạn chế.

Đối với đội ngũ cán bộ VHCS, hằng năm huyện đều chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức đƣợc 1 đến 2 lớp bồi dƣỡng, tập huấn. Đồng thời đội ngũ này cũng có tham dự các lớp do Sở Nội vụ phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức tại Việt Trì.

Tuy nhiên, qua theo dõi thực tế cho thấy, khi tham gia các lớp tập huấn theo kế hoạch của tỉnh thƣờng làm giảm tính chủ động cho cơ sở.

2.3.5. Thực trạng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn

Nội dung bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS rất rộng nhƣng có thể tựu chung gồm: Kiến thức cơ sở chuyên ngành văn hóa ở cơ sở; Cách lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ; Phƣơng pháp, kỹ năng tổ chức, quản lý, giao tiếp, tác nghiệp cụ thể.

Hiện tại, chƣa có tài liệu giáo trình chính thống để tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS. Giảng viên chủ yếu dùng tập bài giảng do các nhà nghiên cứu hoặc các chuyên gia của Bộ biên soạn hoặc tài liệu thuộc các Dự án (cũng là thông qua các lớp tập huấn do đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức này đƣợc tham dự). Do vậy, có thể nói công tác xây dựng nội dung còn bộc lộ nhiều bất cập, tính hệ thống, tính khoa học, tính thiết thực còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ VHCS về chất lƣợng nội dung bồi dƣỡng

Mức độ Kết quả

SL %

Tốt 15 40,5

Đạt yêu cầu 17 46,0

Chƣa đạt yêu cầu 5 13,5

Tổng số 37 100

Qua khảo sát thực tế lấy ý kiến của 37 cán bộ VHCS cho thấy, chỉ có trên 40% cho rằng nội dung bồi dƣỡng NVCM hiện nay tốt.

Trong khi đa phần còn lại cho thấy họ còn rất băn khoăn về nội dung bồi dƣỡng mà các giảng viên mang đến cho họ.

2.3.6. Thực trạng về hình thức và phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở

2.3.6.1. Về hình thức bồi dưỡng

Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ VHCS về phƣơng pháp bồi dƣỡng của giảng viên tại các lớp tập huấn

Mức độ Kết quả SL % Tốt 17 46,0 Khá, đạt 13 35,1 Khó tiếp thu 5 13,5 Không biết rõ 2 5,4 Tổng số 37 100 (Nguồn: Khảo sát - 2013)

Theo lý thuyết, hình thức bồi dƣỡng rất đa dạng: Bồi dƣỡng tập trung thông qua các lớp tập huấn; Bồi dƣỡng thông qua hội nghị, hội thảo; Tự bồi dƣỡng thông qua tài liệu in sẵn, băng đĩa…; Bồi dƣỡng thông qua hoạt động trải nghiệm, thực tế; Bồi dƣỡng từ xa.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, thời gian qua việc bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS huyện Tân Sơn chủ yếu là hình thức bồi dƣỡng tập trung thông qua các lớp tập huấn. Hình thức bồi dƣỡng thông qua hội nghị, hội thảo cũng có nhƣng rất ít. Về hình thức tự bồi dƣỡng; hình thức trải nghiệm, thực tế và hình thức bồi dƣỡng từ xa gần nhƣ chƣa đƣợc thực hiện.

Trong khi đó, mặc dù là hình thức phổ biến nhƣng hình thức bồi dƣỡng học tập trung tại một nơi, học viên ghi chép lý thuyết đơn thuần thƣờng gây

nhàm chán, học viên không tiếp thu đƣợc nhiều kỹ năng thực hành. Qua khảo sát, chỉ có 46% cán bộ VHCS cho rằng giảng viên đã có phƣơng pháp tốt; còn lại rất nhiều cho rằng chỉ khá, đạt. Đặc biệt còn không ít cán bộ VHCS cho rằng khó tiếp thu trong quá trình bồi dƣỡng.

2.3.6.2. Về phương pháp bồi dưỡng:

Phƣơng pháp bồi dƣỡng rất phong phú, có phƣơng pháp truyền thống, có phƣơng pháp hiện đại. Có 6 phƣơng pháp bồi dƣỡng thông dụng: Thuyết trình; Thuyết trình kết hợp luyện tập thực hành; Vấn đáp; Thảo luận nhóm; Thực hành; Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu trình bày báo cáo. Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu điểm và hạn chế.

Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, vì nhiều lý do mà các phƣơng pháp bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS chƣa đƣợc sử dụng linh hoạt, hiệu quả, chủ yếu vẫn là thuyết trình. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS là cần quan tâm nhiều hơn nữa đến phƣơng pháp bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên.

2.3.7. Thực trạng hoạt động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố thì khâu tổ chức bồi dƣỡng sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng công tác tổ chức phù hợp với từng hình thức bồi dƣỡng còn nhiều bất cập. Thực tế là công tác này chƣa đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp. Vấn đề quản lý thời gian, kiểm soát tiến độ và nghiệm thu kết quả học tập còn mang tính hình thức. Ngay cả khi tổ chức các lớp tập huấn tại tỉnh hoặc huyện, vẫn có hiện tƣợng học viên tham dự tập huấn, bồi dƣỡng không đúng giờ giấc, không đủ buổi theo quy định, có tình trạng kiểm danh, kiểm diện hộ.

2.3.8. Thực trạng công tác đảm bảo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng

Hiện nay, chế độ chi cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ huyện Tân Sơn đang áp dụng các văn bản: Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày

27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Quyết định số 239/QĐ-BNV ngày 23/3/2010 của Bộ Nội vụ về Ban hành Kế hoạch Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã (thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg); Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dƣỡng công chức; Thông tƣ số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn quản lý sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; Quyết định 2641/2009/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học.

Tuy vậy, việc tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS trong thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện kinh phí dành cho công tác này hết sức eo hẹp. Bản thân cán bộ VHCS đa số có mức lƣơng thấp, cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn. Do huyện mới thành lập, điều kiện lớp học, trang thiết bị dạy học, bố trí ăn nghỉ cho giảng viên và học viên rất khó khăn.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những mặt mạnh

- Công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói chung và bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS huyện Tân Sơn trong thời gian qua luôn đƣợc sự chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện trong việc đề ra những mục tiêu, định hƣớng và nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn, phù hợp với năng lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và đƣợc sự quan tâm phối hợp của các cấp, ngành trong việc xây dựng kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành.

- Lãnh đạo UBND các xã đã có nhận thức về tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; đã chú trọng, quan tâm nhiều hơn đến việc tạo điều kiện cho cán bộ VHCS tham gia bồi dƣỡng NVCM. Bƣớc đầu quan tâm đến đời sống cán bộ nói chung và cán bộ VHCS nói riêng.

- Cán bộ, công chức ngành văn hóa bƣớc đầu đã chủ động tích cực phấn đấu, học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Có ý thức trong việc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ cho bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

- Các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện đối với cán bộ VHCS đƣợc chọn, cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng không ngừng đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện hơn, giúp giảm bớt đƣợc một phần khó khăn về chi phí cho cán bộ, công chức trong quá trình học tập.

- Các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cũng đƣợc quan tâm xây dựng ngày một khang trang hơn, tạo thành hệ thống cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình thƣờng xuyên đƣợc đƣa đi đào tạo, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của nội dung và phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến.

2.4.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

- Công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng còn chƣa đƣợc chú trọng, tăng cƣờng đúng mức, các cơ sở đào tạo cho cán bộ VHCS chƣa đƣợc đổi mới, củng cố, phát triển ngang tầm với nhiệm vụ mới.

- Đội ngũ giảng viên ngành văn hóa ở một số lĩnh vực chƣa đạt yêu cầu so với nhiệm vụ bồi dƣỡng trong khi bản thân họ cũng chƣa thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55)