Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng

nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện Tân Sơn

3.2.1. Đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc và cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Tiếp tục đối mới tƣ duy, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên

về mục tiêu, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng phải thƣờng xuyên chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng, gắn việc xây dựng quy hoạch cán bộ với kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh của từng giai đoạn. Chọn, cử cán bộ đi đào tạo đúng đối tƣợng, thiết thực, tránh tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, trong giai đoạn hiện nay, việc đề xuất biện pháp tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS phải căn cứ và tuân thủ theo các văn bản pháp quy (đã dẫn và phân tích ở các mục 1.4.1 và mục 3.1).

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS phải kế thừa những thành tựu, kết quả trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ VHCS và kết quả trong công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho đội ngũ cán bộ VHCS trong những năm qua của huyện. Khi đề xuất xây dựng các biện pháp mới trong công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho đội ngũ cán bộ VHCS phải xuất phát từ thực tiễn của xã hội hiện đại, dự báo xu thế phát triển; thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của huyện. Một số biện pháp trong thực tế bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ VHCS ở Tân Sơn đã triển khai và bƣớc đầu phát huy tác dụng, điều này đƣợc nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chƣơng 2.

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định cho phép ngƣời nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho trên cơ sở phân tích thực trạng công tác này trong giai đoạn vừa qua ở huyện Tân Sơn, trên quan điểm không làm xáo trộn hệ thống, đảm bảo theo nguyên tắc phát triển.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể quản lý phải nhìn nhận, đánh giá đầy đủ đƣợc các vấn đề thực tiễn hiện tại đang đặt ra đối với đội ngũ cán bộ VHCS huyện Tân Sơn. Từ đó tập trung nghiên cứu, đề xuất đƣợc các biện pháp cụ thể, phù hợp. Biện pháp tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS huyện Tân Sơn phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn rõ ràng và có luận cứ khoa học. Đặc biệt, các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi cao. Khi đƣợc áp dụng sẽ góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ VHCS phát triển toàn diện, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa của địa phƣơng.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm chắc các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Hiến pháp và quy định của Nhà nƣớc về thực hiện các chính sách bồi dƣỡng cán bộ. Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ VHCS, tránh chủ quan, phiến diện một chiều. Đồng thời đòi hỏi chủ thể quản lý phải xác định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho đội ngũ cán bộ VHCS.

Mặt khác, các biện pháp thực hiện luôn có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng và bổ sung cho nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể quản lý phải thực hiện đồng bộ các biện pháp; thấy rõ đƣợc mối quan hệ giữa các biện pháp đó, không đƣợc coi nhẹ biện pháp nào; phải đảm bảo đƣợc các điều kiện cần và đủ để các biện pháp đó đƣợc thực hiện một cách triệt để.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc thù của hoạt động văn hóa cơ sở

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, hoạt động của cán bộ VHCS có những đặc thù riêng. Việc tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho đội ngũ này cũng có phải phù hợp những đặc thù ấy. Đặc biệt cần phải đảm bảo hết sức tiết kiệm về mặt thời gian bởi công việc của cán bộ VHCS nhiều, diễn ra thƣờng nhật, không có

ngƣời làm thay. Một đặc thù nữa là cán bộ VHCS đƣợc đào tạo từ các chuyên ngành khác nhau, rất ít ngƣời đƣợc đào tạo chính quy về quản lý văn hóa. Nhiều cán bộ VHCS trẻ thiếu hiểu biết về văn hóa địa phƣơng, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, tổ chức. Do vậy, trong quá trình tổ chức bồi dƣỡng phải nắm chắc và tôn trọng tính đặc thù để đảm bảo tính hiệu quả đối với tất cả các đối tƣợng tham gia bồi dƣỡng.

3.3. Biện pháp tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện Tân Sơn hóa cơ sở huyện Tân Sơn

3.3.1. Nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương và cán bộ văn hóa cơ sở về vai trò của việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn

3.3.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Nâng cao nhận thức của lãnh đạo chính quyền địa phƣơng và bản thân cán bộ VHCS về vai trò của bồi dƣỡng NVCM cho đội ngũ cán bộ VHCS, nhằm:

- Giúp cho chính quyền địa phƣơng và mỗi cán bộ VHCS thấm nhuần chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về công tác cán bộ. Nắm vững các nội dung chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành văn hóa nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Giúp chính quyền địa phƣơng có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NVCM cho đội ngũ cán bộ VHCS, đó là nhân tố quyết định để mỗi cán bộ thực thi tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển phong trào văn hóa ở cơ sở.

- Giúp cho cán bộ VHCS nhận thức đƣợc vai trò của việc tham gia bồi dƣỡng NVCM, biến tự học trở thành nhu cầu cá nhân. Phấn đấu nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống là việc làm thƣờng xuyên và trong suốt cuộc đời để có thể đáp ứng yêu cầu công tác.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

- Thực trạng cho thấy cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp chính quyền và bản thân cán bộ VHCS về công tác tổ chức bồi dƣỡng

NVCM cho cán bộ VHCS. Chỉ khi có nhận thức đƣợc đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề bồi dƣỡng thì tất cả những đổi mới về tổ chức bồi dƣỡng mới khả thi.

- Nhận thức phải giải đáp đƣợc các vấn đề: Bồi dƣỡng NVCM là gì? Bồi dƣỡng NVCM để làm gì? Nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng NVCM? Nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bồi dƣỡng NVCM? Đánh giá kết quả bồi dƣỡng NVCM nhƣ thế nào? Kết quả của hoạt động bồi dƣỡng NVCM đƣợc sử dụng nhƣ thế nào trong công tác?... - Từ nhận thức đúng đắn, chính quyền địa phƣơng sẽ có những yêu cầu

và tạo các điều kiện thuận lợi để cán bộ VHCS tham gia bồi dƣỡng NVCM. Bản thân mỗi cán bộ VHCS từ nhận thức đúng đắn để có hành động đúng. Hiểu rõ và có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động bồi dƣỡng NVCM.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

- Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo cho lãnh đạo UBND xã, cán bộ VHCS học tập, nghiên cứu các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về phát triển đội ngũ cán bộ, về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Đặc biệt, cần nêu lên và phân tích tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dƣỡng trong công tác phát triển đội ngũ.

- Đƣa nội dung hoạt động tham gia bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công tác là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của mỗi cán bộ.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện

- Chủ thể phƣơng pháp phải nắm vững các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, bộ ngành liên quan đến công tác bồi dƣỡng.

- Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các nghị quyết của huyện đối với các các mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ VHCS.

- Phòng Văn hóa - Thông tin là đầu mối liên kết, tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL và cán bộ VHCS về công tác bồi dƣỡng NVCM.

3.3.2. Đổi mới công tác khảo sát nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở

3.3.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa

- Đổi mới công tác khảo sát nhu cầu giúp nhà quản lý xác định nhu cầu bồi dƣỡng đối với cán bộ VHCS một cách chính xác nhất. Xác định cán bộ VHCS cần bồi dƣỡng những nội dung gì để đáp ứng yêu cầu công tác. - Đổi mới công tác lập kế hoạch giúp nhà quản lý có thể tổ chức việc bồi

dƣỡng CMNV cho cán bộ VHCS một cách bài bản, tuần tự, không trùng chéo về đối tƣợng, nội dung, thời gian, nguồn kinh phí thực hiện.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

- Không nhƣ trƣớc đây, việc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dƣỡng chỉ do cấp trên phân công, chỉ định, cắt cử. Hằng năm, cần khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS trƣớc khi lập kế hoạch bồi dƣỡng. - Công tác khảo sát nhu cầu cũng không chỉ dừng lại ở đối tƣợng khảo

sát là bản thân cán bộ VHCS, mà cần mở rộng đến cấp quản lý, thậm chí là cả ngƣời dân (đối tƣợng trực tiếp thụ hƣởng kết quả do công việc của ngƣời cán bộ VHCS mang lại). Qua đó, nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu bồi dƣỡng thực thụ đối với cán bộ VHCS. Nhƣ vậy, công tác khảo sát nhu cầu và lập kế hoạch cần đƣợc quản lý một cách khoa học, bài bản:

- Đối tƣợng khảo sát gồm:

+ Lãnh đạo, cán bộ, công chức Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện.

+ Lãnh đạo UBND xã.

- Đổi mới nội dung khảo sát: Nội dung khảo sát phải đƣợc tập trung vào cả 2 vấn đề mang tính chất bổ trợ tích cực cho nhau. Đó là:

+ Khảo sát về tình hình thực thi công vụ, chất lƣợng công việc của đội ngũ cán bộ VHCS để phát hiện những hạn chế, khiếm khuyết cần bổ trợ thông qua bồi dƣỡng NVCM.

+ Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS trong tình hình hiện nay và trong cả giai đoạn.

- Đổi mới phƣơng pháp khảo sát:

+ Tổ chức tọa đàm tại địa điểm khảo sát; + Xin ý kiến thông qua phiếu khảo sát;

+ Phỏng vấn trực tiếp một số đối tƣợng khảo sát đã nêu trên; - Đổi mới công tác lập kế hoạch:

+ Lập kế hoạch bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS phải dựa trên kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu. Trên cơ sở thu thập thông tin đầy đủ thông tin, việc lập kế hoạch cần xác định cụ thể các mục tiêu bồi dƣỡng, tính toán các nguồn lực đảm bảo và các biện pháp thực hiện.

+ Đổi mới công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS cần đƣợc thực hiện quyết liệt ở tất cả các khâu, các bƣớc. Kế hoạch bồi dƣỡng cần phải có sự hài hòa giữa nhu cầu bồi dƣỡng và khả năng đáp ứng.

+ Lập kế hoạch phải dựa trên quy hoạch cán bộ, yêu cầu công tác. Kế hoạch bồi dƣỡng hằng năm phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng của cả giai đoạn. Kế hoạch bồi dƣỡng cũng cần phải đƣợc xây dựng sớm để đảm bảo thời gian để thực hiện, tránh những bị động hoặc trùng chéo. Đặc biệt việc lập kế hoạch phải chú trọng gắn với kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

- Hàng năm vào Quý IV, cán bộ phụ trách đào tạo, bồi dƣỡng gửi phiếu xác định nhu cầu bồi dƣỡng CMNV cán bộ VHCS cho lãnh đạo, cán bộ, công chức Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện; Lãnh đạo UBND xã và trực tiếp cán bộ VHCS. - Lãnh đạo UBND các xã căn cứ vào tình hình thực hiện công việc, mức

độ hoàn thành công việc của cán bộ VHCS, đặc biệt chú ý những hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ của cán bộ VHCS đồng thời phải căn cứ vào định hƣớng của huyện để lựa chọn nội dung đăng ký bồi dƣỡng cho phù hợp.

- Ngoài ra còn phải căn cứ vào nhu cầu hình thức bồi dƣỡng của cán bộ VHCS về thời gian, địa điểm, khối lƣợng, cách tổ chức các lớp bồi dƣỡng để tổ chức bồi dƣỡng cho phù hợp.

- Cán bộ phụ trách công tác đào tạo, bồi dƣỡng căn cứ vào các phiếu đăng ký và tình hình của huyện để xác định nhu cầu chung, xây dựng dự thảo và trình kế hoạch bồi dƣỡng để UBND phê duyệt.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

- Nắm chắc thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nắm vững các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng đã đề ra.

- Nắm chắc thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở, việc phân công phân nhiệm của các đơn vị. Đặc biệt cần nắm rõ chất lƣợng và mức độ hoàn thành công việc của cán bộ VHCS, những tồn tại, khiếm khuyết, hạn chế cần khắc phục.

- Nắm chắc nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của mỗi cán bộ VHCS và khả năng đáp ứng của huyện trong mỗi giai đoạn cụ thể.

- Phân công cán bộ có năng lực, tâm huyết phụ trách công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản, ban hành cơ chế phối hợp trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở

3.3.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc quy định về hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức nói chung và bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS nói riêng, UBND huyện cần có các văn bản cụ thể để hƣớng dẫn, áp dụng các quy định về bồi dƣỡng cán bộ VHCS vào điều kiện thực tiễn cho phù hợp, hƣớng tới việc tạo điều kiện thuận lợi, nhất là đối với cán bộ VHCS đang công tác tại xã có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

Đồng thời xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các cấp... để công tác tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS phát huy hiệu quả.

3.3.3.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng hệ thống văn bản về công tác bồi dƣỡng cho cán bộ, chế độ tài chính thực hiện cho công tác này trên địa bàn.

- Trong thực tế hiện nay, có khá nhiều đơn vị, lực lƣợng tham gia tổ chức bồi dƣỡng NVCM cho cán bộ VHCS: Sở Nội vụ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trƣờng Chính trị tỉnh, Trung tâm GDTX-HN tỉnh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa cơ sở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70)