Sự thay đổi của các Chính sách quản lý kinh tế của Nhà Nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 41)

Hàng năm Nhà Nƣớc ban hành nhiều chính sách mới nhằm bổ sung, thay đổi các quy định pháp luật đã cũ và không phù hợp với điều kiện của thị trƣờng trong thời kỳ mới. Một khi chính sách nhà nƣớc thay đổi và ngân hàng không dự liệu trƣớc đƣợc sự thay đổi đó sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình QTRR trong KDNH của ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách nhanh chóng của Nhà nƣớc đem lại rủi ro chính sách cho các ngân hàng. Chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc cũng ảnh hƣởng đến tỷ giá và gây rủi ro cho các NHTM do không thể dự đoán trƣớc đƣợc. Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vai trò can thiệp của Nhà nƣớc giữ vị trí quan trọng. Nhà nƣớc can thiệp bằng công cụ của thị trƣờng thông qua NHNN Trung ƣơng chứ không phải bằng các công cụ hành chính, tức là NHNN tham gia vào thị trƣờng với tƣ cách là ngƣời tham gia trên thị trƣờng (ngƣời mua hoặc ngƣời bán) trong từng thời điểm để tác động lên cung hoặc cầu ngoại hối, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc.

Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tƣ, dự trữ của đất nƣớc. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lƣợng tiền tệ trong lƣu thông. Tuy nhiên ở nhiều nƣớc, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)