KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 48)

BARINGS BANK

Trƣớc khi giải thể vào năm 1995, Baring Bank một ngân hàng danh tiếng và rất có uy tín ở Lôn Đôn (Anh), là ngân hàng thƣơng mại lâu đời, thành lập vào năm 1762. Nó là biểu tƣợng về tài chính và ngân hàng của ngƣời Anh. Ngân hàng Bearing bank mở rộng lãnh địa từ miền đất Anh quốc đến nƣớc Mỹ, từ Trung tâm thƣơng mại của khu vực đông bắc Á là Hồng Kông đến lãnh địa tài chính Singapore.

Nick Leeson sinh ngày 25/02/1967, tại Watford-Anh Quốc, đƣợc bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh của Barings tại Singapore, một vị trí đƣợc đánh giá là quan trọng. Nick Leeson hay đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán giao sau và option tại Nhật Bản và Singapore. Chỉ trong vòng một tuần lễ, Nick Leeson đã làm tiêu tan gần 1 tỷ euros, bằng số tiền mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm thành lập đến này. Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân hàng.

a) Việc quản lý rủi ro tại Bearing Bank

Tại London, Nick Leeson đƣợc xem là một ngƣời kinh doanh chênh lệch giá tuyệt vời, một mình ông đã đóng góp một nửa lợi nhuận năm 1993 cho Barings Singapore và một nửa toàn bộ lợi nhuận năm 1994 của ngân hàng. Có lẽ vì vậy mà Barings ở London đã cho Nick Leeson toàn quyền tại Singapore. Ông nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát. Tuy nhiên, sự ủy quyền của London chỉ cho phép ông thực hiện giao dịch khi nó là một phần của option và thực hiện theo lệnh của khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa là Nick Leeson không đƣợc phép bán các quyền chọn.

b) Quá trình Nick Leeson đã làm thiệt hại cho Bearing Bank

Trong khoảng thời gian năm 1995, tại Nhật Bản, hàng loạt các dự án xây cất với những giá trị rất lớn đã đƣợc chính phủ Nhật bản thông qua và thực hiện. Nick

32

Leeson cho rằng sự kiện này sẽ gắn liền với việc nhạy cảm của thị trƣờng vốn trung hạn và dài hạn. Thị trƣờng này sẽ nóng lên trong chớp mắt và các công ty nhà thầu xây dựng sẽ làm ăn phát đạt, cổ phiếu địa ốc có giá và rất nhiều cơ hội đầu tƣ vào hạn mục này. Sự kỳ vọng sẽ mang lại món lợi cho mình trong một thời gian ngắn đã thôi thúc Nick Leeson thực hiện một vụ đầu tƣ mạo hiểm. Ông dồn tiền cá nhân và mƣợn nóng một khoản tiền của Bearing bank Hong Kong qua áp lực của mình và hy vọng một thời gian ngắn sẽ thu hồi vốn và một khoản lãi khá lớn. Phi vụ này thực hiện bằng việc mua một số chứng khoán và số lƣợng rất lớn option của các lĩnh vực Nick Leeson kỳ vọng đều liên quan đến bất động sản của các dự án đang đinh xây cất mới tại Nhật Bản. Khi thời gian đáo hạn của các cổ phiếu và quyền chọn sắp đến thì một trận động đất xảy ra khủng khiếp tại Nhật Bản, chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản bất ngờ sụt thấp trong khi Nick Leeson lại đặt cƣợc lên. Lẽ ra phải dừng ngay lại nhƣng Nick Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng.

Singapore chấn động ngay sau khi có tin Nick Leeson bỏ trốn. Hàng đoàn ngƣời dài vô tận xếp hàng trƣớc cửa trụ sở chi nhánh ngân hàng Bearing Bank để rút tiền. Nhƣ một hiệu chứng Domino dân chúng đổ xô đến các chi nhánh ngân hàng Bearing Bank trên toàn thế giới. Bearing bank mất khả năng thanh toán ngay lập tức. Các nổ lực cứu vãn hệ thống này trong đó có cả Hoàng Gia Anh chỉ nhƣ hạt muối bỏ biển. Một ngày sau, Bearing bank tuyên bố phá sản. Sau khi các chủ nợ và các nhà tài phiệt đàm phán, thể chế tài chính ING đã mua lại với mức giá 1USD.

c) Cách thức Nick Leeson làm sụp đổ Bearing bank

Barings sụp đổ vì nó không thể đáp ứng các nghĩa vụ thƣơng mại rất lớn mà Nick Leeson tạo ra dƣới tên của ngân hàng.

Trƣớc khi xảy ra trận động đất ở Kobe, chỉ số thị trƣờng của Nikkei 225 nằm trong khoảng từ 19.000 đến 19.500. Nick Leeson đã thực hiện chiến lƣợc giao dịch Abritrage chỉ số Nikkei giữa sàn SIMEX (Singapore) và sàn OSE (Osaka-Nhật Bản). Tài khoản giao dịch của Baring tại Nhật là 92000, tại Singapore là 88888. Nhƣng thực ra, Nick Leeson đồng thời thực hiện mua và bán hợp đồng giao sau tại Singapore, mua và bán hợp đồng giao sau tại Osaka. Số lƣợng hợp đồng Nick

33

Leeson bán ra ít hơn so với lƣợng mua vào. Số lƣợng hợp đồng Nick Leeson mua vào tăng lên là để đáp ứng cho việc bán hợp đồng quyền chọn khi ngƣời mua thực hiện quyền chọn của mình. Việc này thực hiện đƣợc một phần là do không có sự liên kết giữa thị trƣờng SIMEX và OSE.

Thực tế Nick Leeson đã bán 70.892 quyền chọn chỉ số Nikkei với trị giá khoảng 7 tỷ USD mà London Barings không hề hay biết. Với giao dịch đỉnh điểm trong hai tháng 11 và tháng 12 năm 1994, Nick Leeson đã bán 34.400 quyền chọn hay bán hợp đồng chứng khoán hai chiều (Straddle), cụ thể là bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng mức giá thực hiện và cùng kỳ hạn thanh toán. Nick Leeson kiếm đƣợc khoản thu từ phí bán hơn 37.000 quyền chọn trong 14 tháng. Những giao dịch nhƣ vậy chỉ đem lại lợi nhuận khi chỉ số Nikkei giao dịch ở mức giá thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của cả quyền chọn mua và quyền chọn bán. Ngƣời bán sau đó sẽ đƣợc hƣởng trọn phí thu đƣợc từ việc bán các quyền chọn. Nếu chỉ số Nikkei giao dịch gần giá thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn thì giao dịch vẫn có thể đƣợc lợi nhuận vì phí bảo hiểm thu đƣợc nhiều hơn, bù đắp đƣợc sự tổn thất nhỏ từ quyền chọn mua (nếu thị trƣờng Tokyo tăng lên) hoặc quyền chọn bán (nếu chỉ số Nikkei giảm xuống). Do đó, Nick Leeson chỉ cần chỉ số Nikkei 225 tiếp tục giao dịch nhƣ trƣớc trận động đất ở Kobe là ở mức 19.000 - 20.000.

Trận động đất ngày 17/01/1995 tại Kobe đã làm giảm vị thế của chỉ số Nikkei 225. Chỉ số Nikkei 225 từ mức 19.350, tuần đó, kết thúc ở mức hơi thấp 18.950 điểm. Nếu chỉ số Nikkei 225 tiếp tục giảm, sẽ làm cho các quyền chọn mua mà Nick Leeson đã bán đã bắt đầu mất giá, do ngƣời mua sẽ không thực hiện quyền mà sẽ mua với giá rẻ hơn trên thị trƣờng vào ngày đáo hạn, còn các quyền chọn bán lại bắt đầu có giá trị do ngƣời mua sẽ bán đƣợc với giá theo hợp đồng cao hơn giá thực tế. Thua lỗ của Nick Leeson trên các quyền chọn bán là không giới hạn và hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ số Nikkei 225 vào ngày đáo hạn, trong khi lợi nhuận trên các quyền chọn mua lại bị giới hạn ở mức phí quyền chọn. Ba ngày sau trận động đất, Nick Leeson đã mua thêm 10.814 hợp đồng đến hạn vào tháng 3 năm 1995. Điều này đƣợc phỏng đoán rằng có thể ông nghĩ thị trƣờng đã qua phản ứng với cú sốc

34

Kobe hoặc muốn mua vào để vực dậy chỉ số Nikkei 225 để bảo vệ vị thế bán phát sinh từ giao dịch Straddle. Nhƣng dù theo hƣớng nào thì Nick Leeson đã chậm trễ không tự phòng hộ vị thế quyền chọn của mình, việc mua hợp đồng giao sau chỉ số Nikkei 225 sau trận động đất đã không còn tác dụng. Vì vậy, ông nên bán ra hơn là mua vào. Khi chỉ số Nikkei 225 giảm 1.000 điểm, chỉ còn 17.950 vào ngày 23/01/1995, Nick Leeson thấy thiệt hại ngay tại vị thế mua tƣơng lai vào hai ngày trƣớc và phải đối mặt với khoản thiệt hại không giới hạn từ việc bán các quyền chọn bán. Không thể quay trở lại, Nick Leeson đã cố gắng để đảo ngƣợc tình thế bất lợi và ngày 27/01/1995, tài khoản '88888' cho thấy một vị thế mua 27.158 hợp đồng đến hạn vào tháng 03/1995. Trong ba tuần kế tiếp, Nick Leeson đã tăng gấp đôi vị thế này lên một mức cao hơn, đạt 55.206 của hợp đồng đến hạn vào tháng 03/1995 và 5640 hợp đồng vào Tháng 6 năm 1995. Và dĩ nhiên, các nghiệp vụ mua bán này đã không đƣợc báo cáo.

Công cụ đƣợc sử dụng để thực hiện việc lừa dối là giao dịch chéo. Một giao dịch chéo là một giao dịch đƣợc thực hiện trên sàn giao dịch bởi một nhà môi giới vừa là ngƣời mua vừa là ngƣời bán từ hai tài khoản khách hàng khác nhau cho các hợp đồng tƣơng tự và ở cùng một mức giá. Và nhà môi giới phải công khai giá và không có thành viên nào khác đƣa giá lên. Nick Leeson đã nhập vào một khối lƣợng đáng kể các giao dịch chéo giữa tài khoản '88888' và tài khoản '92000' (TK giao dịch Chứng khoán Nikkei và Kinh doanh Arbitrage JGB của Barings tại Nhật Bản), tài khoản '98007' (TK Kinh doanh Arbitrage JGB của Barings London) và tài khoản '98008' (TK Kinh doanh Arbitrage Euroyen của Barings London). Sau khi thực hiện các giao dịch chéo này, Nick Leeson sẽ hƣớng dẫn các nhân viên của mình phá vỡ tổng số hợp đồng sang các giao dịch khác, và thay đổi giá giao dịch để tạo ra mức lợi nhuận đƣợc ghi có vào các tài khoản, thiệt hại thì sẽ đƣợc tính vào tài khoản '88888 '. Vì vậy trong khi các giao dịch chéo trên Sàn giao dịch xuất hiện với mặt là chân thực và thỏa các quy định của Sàn Giao dịch, sổ sách và chứng từ.

35

Xu hƣớng của các ngân hàng trên thế giới hiện nay đang là mở rộng kinh doanh ra phạm vi toàn cầu. Nhiều tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới đã chuyển công việc sang Đông Âu, Ấn Độ hay Trung Quốc và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, đó là thiểu số còn đối với các ngân hàng nói chung thì chuyện này không phải dễ dàng bởi đặc thù tiền tệ vốn có của mình. Các ngân hàng thƣờng kinh doanh tại những đô thị lớn và phát triển. Việc chuyển hoạt động kinh doanh đến những nơi khác thì quả thật là rất mạo hiểm mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải chấp nhận. Và bài học từ Barings Bank là minh chứng rõ nhất của sự mạo hiểm để chuyển một phần hoạt động kinh doanh của mình ra nƣớc ngoài bởi các cơ quan chức năng của Anh không thể nào can thiệp vào công việc làm ăn của các công ty Singapore hay của các quốc gia khác.

Các kinh nghiệm rút ra từ sài lầm trong kinh doanh ngoại hối của Barings:

- Một là sự cần thiết phải có một bộ phận MO trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ;

- Hai là, vai trò của việc giám sát và quản lý nhân viên trong công việc;

- Ba là bài học kiến thức chuyên môn của các nhà lãnh đạo;

36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1, tác giả đã trình bày lịch sử phát triển, xu hƣớng phát triển, các khái niệm cơ bản, đặc điểm, chức năng, hình thức hoạt động của các công cụ phái sinh. Qua đó, chúng ta có đƣợc những kiến thức tổng quát làm cơ sở cho phân tích thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tại Vietinbank ở phần sau.

Hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá ngày càng đƣợc chú trọng nhiều hơn trong tình hình biến động của nền kinh tế. Tại Việt Nam mặc dù nền kinh tế trong nƣớc đƣợc phòng hộ bởi những lá chắn của các cơ quan chức năng, của NHNN. Nhƣng trong bối cảnh hội nhập nhanh mạnh với nền kinh tế giới nhƣ hiện nay thì các doanh nghiệp cần trang bị thêm các biện pháp phòng tránh rủi ro cho mình. Trong đó công cụ phái sinh là một trong nhƣng biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Bởi lẽ, kinh doanh ngoại hối ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, NHTM và các cá nhân có sở hữu ngoại hối. Vai trò này thể hiện qua việc kinh doanh ngoại hối giúp cân đối cung cầu ngoại hối, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và tìm kiếm lợi nhuận cho ngƣời sở hữu ngoại hối và là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ƣơng.

Bên cạnh đó, trong Chƣơng 1 tác giả cũng đề cập đến tổng quan về rủi ro tỷ giá, quản trị rủi ro tỷ giá tại các NHTM. Trong đó, bao gồm các phần khái niệm, nguyên nhân, các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tỷ giá, quản trị rủi ro tỷ giá cũng nhƣ các giải pháp trong quản trị rủi ro tỷ giá tại các NHTM.

Tuy nhiên, trong Luận văn này tác giả chỉ đề cập đến các khái niệm, các giải pháp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhằm giúp các NHTM phòng ngừa rủi ro trong KDNH và từ đó tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc. Các giải pháp đó bao gồm: sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm, cân bằng trạng thái ngoại hối, sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá, sử dụng các công cụ phái sinh, sử dụng công cụ VaR – giá trị chịu rủi ro. Trong phần cuối Chƣơng 1, tác giả đề cập đến một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Barings bank.

37

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)