Các biện pháp quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 55 - 66)

ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam

Trong những năm qua tỷ giá biến động theo chiều hƣớng tăng là chủ yếu. Nguồn ngoại tệ nhiều lúc rất khan hiếm, tình trạng thiếu nguồn ngoại tệ để thanh toán diễn ra khá phổ biến. Để hạn chế phòng ngừa rủi ro, Vietinbank đã chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống cẩn trọng khi cho vay USD, chỉ cho vay các DN có nguồn thu ngoại tệ và hạn chế cho vay nhập khẩu một số mặt hàng trong nƣớc có thể sản xuất thay thế. Tập trung cho vay nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nền kinh tế. Việc QTRR tỷ giá đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ nhƣ sau:

2.2.1. Các biện pháp quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam phần Công Thƣơng Việt Nam

2.2.1.1. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng hạn mức trạng thái ngoại tệ

Hiện nay, một trong các biện pháp QTRR tỷ giá đang đƣợc áp dụng tại Vietinbank là áp dụng hạn mức trạng thái ngoại tệ.

Tại Thông tƣ số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 về việc quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (gọi chung là TCTD) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ký ban hành, trạng thái ngoại tệ đƣợc quy định nhƣ sau: Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dƣơng hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có

45

của TCTD. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của TCTD là vốn tự có của tháng liền kề trƣớc kỳ báo cáo của TCTD; Tổng trạng thái ngoại tệ dƣơng của các TCTD không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD; Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các TCTD không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD; Các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la Mỹ trở xuống đƣợc phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ nhƣ sau: Tổng trạng thái ngoại tệ dƣơng cuối ngày quy ra đô la Mỹ không đƣợc vƣợt quá 5 triệu đô la Mỹ. Tổng trạng thái ngoaị tệ âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không đƣợc vƣợt quá 5 triệu đô la Mỹ.

Về chế độ báo cáo, chậm nhất đến 14 giờ của ngày làm việc, TCTD gửi báo cáo trạng thái ngoại tệ của ngày làm việc liền kề trƣớc đó về NHNN (Vụ Quản lý ngoại hối).

Trên cơ sở quy định về trạng thái ngoại tệ của NHNN, Vietinbank tự xây dựng và quy định trạng thái ngoại tệ cho mình và cho từng chi nhánh theo từng thời điểm của thị trƣờng. Theo đó, tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày của toàn hệ thống không đƣợc vƣợt quá giới hạn quy định của NHNN. Trạng thái ngoại tệ tại chi nhánh đƣợc phân bổ với các hạn mức dƣơng và âm khác nhau tùy theo tình hình và khả năng kinh doanh của mỗi chi nhánh.

Trạng thái ngoại tệ của một loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của một ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ cuối ngày đƣợc tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trƣớc và chênh lệch giữa doanh số mua và doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch Spot và giao dịch Forward.

Về trạng thái ngoại tệ nắm giữ tại các chi nhánh trong toàn hệ thống, Vietinbank quy định rất cụ thể và rõ ràng. Trƣớc đây, Vietinbank quy định các hạn mức trạng thái ngoại tệ cuối ngày đƣợc phân theo thành 5 nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 5), mỗi nhóm bao gồm các chi nhánh thuộc các địa bàn khác nhau. Tùy theo tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu về ngoại tệ của địa bàn các tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đặt chi nhánh tại đó mà phân bổ hạn mức trạng thái ngoại tệ nắm giữ

46

cuối ngày. Chi nhánh hoạt động kinh doanh ngoại tệ với khối lƣợng giao dịch lớn sẽ đƣợc phân bổ hạn mức trạng thái ngoại tệ nhiều hơn và ngƣợc lại ít hơn nếu chi nhánh hoạt động kinh doanh ngoại tệ với khối lƣợng thấp.

Tuy nhiên, nhằm để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kiểm soát tốt rủi ro tỷ giá và tiết kiệm chi phí vốn, tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ, từ tháng 3/2012, Vietinbank đã áp dụng cơ chế quản lý tập trung trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống. Trụ sở chính chịu trách nhiệm quản lý tập trung trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống. Các chi nhánh chỉ đƣợc nắm giữ trạng thái ngoại tệ trong ngày, nhƣng không đƣợc nắm giữ trạng thái ngoại tệ cuối ngày. Toàn bộ trạng thái ngoại tệ cuối ngày của chi nhánh đƣợc điều chuyển về Trụ sở chính để quản lý. Theo đó Vietinbank cũng xây dựng phần mềm để tính toán, lập báo cáo trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh tại thời điểm trong ngày và tự động kết chuyển toàn bộ trạng thái ngoại tệ cuối ngày của chi nhánh về Trụ sở chính đối với những chi nhánh không tuân thủ quy định về hạn mức trạng thái ngoại tệ cuối ngày. Những chi nhánh nào không chủ động mua bán ngoại tệ trong ngày để cân bằng trạng thái ngoại tệ thì cuối ngày, hệ thống sẽ tự động kết chuyển về Trụ sở chính để mức trạng thái ngoại tệ của chi nhánh bằng 0. Tỷ giá kết chuyển trạng thái ngoại tệ cuối ngày do Trụ sở chính quyết định trên cơ sở tỷ giá thị trƣờng và có thể đƣợc điều chỉnh để phù hợp với mục đích quản lý, kinh doanh của Vietinbank.

Theo cơ chế mới này thì hạn mức trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh đƣợc quy định nhƣ sau:

Bảng 2.2. Hạn mức trạng thái ngoại tệ tại các chi nhánh

Nhóm Hạn mức trạng thái ngoại tệ trong ngày Hạn mức trạng thái ngoại tệ cuối ngày

USD Ngoại tệ khác quy USD

Nhóm 1 +/- 300.000,00 +/- 100.000,00 0

Nhóm 2 +/- 200.000,00 +/- 100.000,00 0

Nhóm 3 +/- 100.000,00 +/- 100.000,00 0

47

Nhƣ vậy, đƣợc hiểu rằng tổng trạng thái ngoại tệ của chi nhánh (trạng thái ngoại tệ nội bảng + trạng thái ngoại tệ ngoại bảng) trong ngày và cuối ngày nếu vƣợt hạn mức cho phép sẽ phải bán hoặc phải mua ngoại tệ với Trụ sở chính. Trong trƣờng hợp biến động tỷ giá, Trụ sở chính sẽ chủ động kịp thời ứng phó và hạn chế rủi ro bằng cách cân đối trạng thái ngoại tệ trên Thị trƣờng Liên ngân hàng hay trên thị trƣờng quốc tế hoặc sử dụng các hợp đồng phái sinh để hạn chế rủi ro tỷ giá.

2.2.1.2. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trƣờng quốc tế, Vietinbank quy định trạng thái ngoại tệ theo ngày đối với từng giao dịch viên và hạn mức lỗ tối đa cho mỗi một giao dịch viên tính theo 01 ngày, 01 tháng và 01 năm. Với những quy định về hạn mức nhƣ trên thì đây là bộ phận trực tiếp tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng quốc tế bằng cách tạo trạng thái ngoại tệ, hay nói cách khác là bộ phận đầu cơ tỷ giá.

Bảng 2.3. Trạng thái ngoại tệ và hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ

Đơn vị tính: USD

TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ VÀ HẠN MỨC MỖI GIAO DỊCH Tên Giao dịch viên Trạng thái ngoại

tệ trong ngày Trạng thái ngoại tệ qua đêm Hạn mức mỗi giao dịch A 1.000.000 500.000 1.000.000 B 1.000.000 500.000 1.000.000 C 1.000.000 500.000 1.000.000 D 750.000 500.000 750.000 HẠN MỨC LỖ

Tên GDV Ngày Tháng Năm

A 3.500 5.500 14.000

B 3.500 5.500 14.000

C 3.000 5.000 14.000

D 2.000 4.000 8.000

Tổng hạn mức lỗ 12.000 20.000 50.000

48

Do tính chất phức tạp của thị trƣờng ngoại tệ quốc tế nên hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ đƣợc Vietinbank đánh giá là có rủi ro cao. Vì vậy việc quy định cụ thể theo hạn mức giao dịch cho mỗi một lần tạo trạng thái ngoại tệ và hạn mức lỗ tối đa trong ngày, tháng và năm đƣợc Vietinbank xây dựng khá chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá, nhất là trong trƣờng hợp thị trƣờng ngoại tệ có những biến động mạnh.

Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc Vietinbank quản lý các hoạt động kinh doanh ngoại tệ là tƣơng đối chặt không chỉ bằng hạn mức trạng thái, hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ mà còn thể hiện ở tính nhất quán trong công tác quản lý rủi ro khi quy định tất cả các giao dịch mua bán ngoại tệ của chi nhánh phải đƣợc thực hiện thông qua Trụ sở chính. Song nếu xét về hiệu quả kinh doanh, việc quy định mua bán ngoại tệ của chi nhánh thông qua Trụ sở chính sẽ gây khó khăn cho chi nhánh khi thƣơng lƣợng về giá với khách hàng và làm giảm tính cạnh tranh của chi nhánh với các ngân hàng khác cùng địa bàn. Chi nhánh cũng sẽ chịu thiệt thòi do lợi nhuận thấp hơn nếu nhƣ chi nhánh đƣợc phép mua bán với các TCTD khác ngoài hệ thống.

Các hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ tỷ giá trên thị trƣờng quốc tế phải tuân thủ các quy định về hạn mức trong từng giao dịch. Các giao dịch đƣợc mở và đóng trong cùng ngày, do đó rủi ro hoạt động đối với hoạt động đầu cơ đã đƣợc giảm thiểu đáng kể thông qua việc thiết lập hạn mức lỗ tối đa cho từng giao dịch viên.

2.2.1.3. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá

Một biện pháp hạn chế rủi ro hoạt động hết sức quan trọng mà Vietinbank đang sử dụng đó là dự đoán tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn cũng nhƣ trong dài hạn, nhằm giúp hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng có những phản ứng thích hợp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Việc dự đoán tỷ giá tại Vietinbank dựa trên một số phƣơng pháp phân tích sau:

a) Phương pháp chuỗi thời gian

Phƣơng pháp này dự báo giá trị của biến cần dự báo vào thời điểm hiện tại dựa trên cơ sở các giá trị của nó trong quá khứ cộng với một phần sai số, phần sai

49

số này biến động ngẫu nhiên. Vietinbank đang sử dụng mô hình ARIMA để ứng dụng phƣơng pháp này.

Bảng 2.4. Bảng dự báo tỷ giá USD/VND sử dụng mô hình ARIMA

Ngày Tỷ giá Trung bình Khoản biến thiên Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu

2/1/2014 21.320,90 194,75 21.710,41 20.931,40 3/1/2014 21.333,92 209,36 21.752,64 20.915,21 4/1/2014 21.347,09 223,11 21.793,30 20.900,87 5/1/2014 21.360,37 236,17 21.832,72 20.888,02 6/1/2014 21.373,79 248,66 21.871,11 20.876,46 9/1/2014 21.387,32 260,65 21.908,63 20.866,02 10/1/2014 21.400,99 272,21 21.945,42 20.856,57 11/1/2014 21.414,78 283,40 21.981,58 20.847,99 12/1/2014 21.428,70 294,25 22.017,20 20.840,21 13/1/2014 21.442,75 304,80 22.052,35 20.833,15 16/1/2014 21.456,92 315,08 22.087,09 20.826,76 17/1/2014 21.471,22 325,12 22.121,47 20.820,98 18/1/2014 21.485,65 334,94 22.155,54 20.815,76 19/1/2014 21.500,20 344,56 22.189,33 20.811,07 20/1/2014 21.514,88 354,00 22.222,88 20.806,88 23/1/2014 21.529,69 363,26 22.256,22 20.803,16 24/1/2014 21.544,62 372,37 22.289,36 20.799,88 25/1/2014 21.559,68 381,33 22.322,35 20.797,01 26/1/2014 21.574,87 390,16 22.355,19 20.794,55 27/1/2014 21.590,18 398,86 22.387,90 20.792,46 30/1/2014 21.605,62 407,44 22.420,50 20.790,74

50

b) Phương pháp phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản dựa trên nguyên lý cơ bản là quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng dựa trên các chỉ số kinh tế, tài chính của mỗi quốc gia theo từng loại ngoại tệ để làm cơ sở dự đoán biến động tỷ giá trong tƣơng lai:

- Phân tích dựa trên cán cân thanh toán: Do cán cân thanh toán (cán cân thanh toán có thể cân bằng, có thể bội thu hoặc thâm hụt) phản ánh trực tiếp thực trạng kinh tế-tài chính của một quốc gia, quyết định cung cầu tiền tệ của quốc gia đó và nhƣ vậy ảnh hƣởng trực tiếp đến biến động tỷ giá hối đoái.

- Phân tích dựa trên ngang giá sức mua: Dựa trên thuyết ngang giá sức mua của các đồng tiền (purchasing Power Parity), coi nguồn hàng luân chuyển giữa hai quốc gia là kết quả tỷ giá hối đoái và biến động tỷ giá do chênh lệch sức mua của các đồng tiền gây ra.

- Phân tích dựa trên danh mục đầu tƣ: Phân tích này dựa trên danh mục vốn tập trung vào lƣợng ngoại tệ đang nắm giữ của một quốc gia (số dƣ ngoại tệ từng thời điểm) chứ không quan tâm nhiều đến sự luân chuyển của các loại ngoại tệ.

c) Phương pháp phân tích kỹ thuật

Sử dụng đồ thị biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ trong quá khứ để đƣa ra dự báo trong tƣơng lai. Có 3 loại đồ thị mà các nhà kinh doanh ngoại tệ sử dụng:

- Đồ thị biểu diễn theo đƣờng.

- Đồ thị biểu diễn theo vạch.

- Đồ thị biểu diễn theo điểm và theo hình.

2.2.1.4. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng mô hình đánh giá rủi ro VAR

a) Khái niệm:

Mô hình Value at Risk đo lƣờng khả năng tổn thất của một danh mục đầu tƣ cụ thể, có thể xảy ra trong một chu kỳ xác định ở tƣơng lai với độ tin cậy nhất định. Nó đƣợc sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh doanh thị trƣờng tài chính, đặc biệt rất hữu dụng trong quản trị ngân hàng, khi mà danh mục kinh doanh rất đa dạng và vốn sử dụng làm đòn bẩy lên rất nhiều lần.

51

Thay vì ƣớc lƣợng độ bất định của giá một cách định tính, ví dụ cần dự phòng 8% giá trị thị trƣờng cho một danh mục cổ phiếu, ngƣời ta muốn tính ra một con số cụ thể đặc trƣng cho rủi ro có thể xảy ra của danh mục đó, cập nhật liên tục nhằm tối ƣu hóa dòng tiền.

Mô hình VaR có 3 cách xây dựng phổ biến: Monte-Carlo Simulation; CoVariance Simulation; Historical Simulation.

Vì tính phù hợp của năng lực tính toán của hệ thống NH Vietinbank, dữ liệu lịch sử cũng khá đầy đủ thông tin, tính dễ giải thích và đòi hỏi độ chính xác ở mức độ cho phép, nên thƣờng dùng phƣơng pháp Historical Simulation (Mô phỏng lịch sử) để xây dựng.

Historical Simulation xây dựng cho VaR cần một vài giả định sau:

- Giá cả thị trƣờng biến động trong tƣơng lai giống nhƣ mức độ lịch sử gần nhất diễn ra (nghĩa là không có tính đột biến của thị trƣờng).

- Kỳ quan sát trong tƣơng lai giả định là 1 ngày (đo lƣờng khả năng danh mục mất vốn của ngày hôm sau do biến động giá cả của thị trƣờng).

- Giả định ngày hôm sau danh mục vẫn giữ nguyên không đổi (không mua bán mới). Đo lƣờng mức độ rủi ro của danh mục hiện tại nếu duy trì.

- Mức độ tin cậy đƣợc đặt ra ở 2 kịch bản giảm dần: 99%, 95%.

b) Một số đặc điểm cơ bản về VaR như sau:

- VaR là số tiền lớn nhất có khả năng bị mất của danh mục trong một khoảng thời gian cho trƣớc, với một độ tin cậy nhất định.

- VaR thông thƣờng đƣợc tính cho từng ngày trong khoảng thời gian nắm giữ tài sản, và thƣờng đƣợc tính với độ tin cậy 95% hoặc 99%.

- VaR có thể áp dụng đƣợc với mọi danh mục có tính lỏng (danh mục mà giá trị đƣợc điều chỉnh theo thị trƣờng). VaR không thể áp dụng đƣợc với các tài sản không có tính lỏng (BĐS, tác phẩm nghệ thuật…). Tất cả mọi tài sản lỏng đều có giá trị không cố định, chứa đựng mọi nguồn rủi ro thị trƣờng, đƣợc điều chỉnh theo thị trƣờng với một quy luật phân bố xác suất nhất định. Do đó VaR là phƣơng pháp đo lƣờng toàn diện đối với rủi ro thị trƣờng

52

- VaR đƣợc xác định dựa trên quy luật phân bố xác suất cho giá trị thị trƣờng của danh mục, với 2 giá trị đặc trƣng là mức ý nghĩa (kỳ vọng) và phƣơng sai.

c) Hạn chế:

- Hạn chế đầu tiên, cũng là hạn chế lớn nhất của VaR, đó là giả định các yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)