Đây đƣợc coi là biện pháp phù hợp cho cả ngân hàng và khách hàng trong việc hạn chế rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, biện pháp này chủ yếu thực hiện tại Hội sở ngân hàng các NHTM, nơi mà có các trang thiết bị hiện đại cho phép nhanh chóng tiếp cận với các thông tin tỷ giá, lãi suất, các chỉ số về tình hình kinh tế thế giới, các sự kiện quan trọng liên quan đến thị trƣờng tài chính, chứng khoán, thị trƣờng hối đoái. Bên cạnh đó thì tại Hội sở chính có các giao dịch viên thật sự giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ, tập huấn các khóa đào tạo nƣớc ngoài.
a)Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng kỳ hạn
Trên thị trƣờng mua bán hàng hóa quốc tế, các DN xuất hay nhập khẩu thƣờng có nhu cầu bán ngoại tệ hay mua ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu với các nƣớc khác. Với tình trạng tỷ giá ngoại tệ luôn biến động bất thƣờng, các nhà xuất nhập khẩu có xu hƣớng mua các hợp đồng kỳ hạn với các ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Sau khi đã thực hiện hợp đồng bán kỳ hạn với các DN, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng mình, các ngân hàng này cần thực hiện mua đối ứng các giao dịch kỳ hạn này tại thị trƣờng ngoại hối nƣớc ngoài hoặc tại thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc. Với các giao dịch kỳ hạn này, ngân hàng trong nƣớc chỉ hƣởng phí dich vụ, là khoản chênh lệch giữa phí kỳ hạn tính cho khách hàng trong nƣớc và phí kỳ hạn mà ngân hàng nƣớc ngoài tính cho ngân hàng trong nƣớc khi thực hiện giao dịch kỳ hạn ngoại tệ.
Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau, dựa theo những ƣớc tính mang tính cá nhân. Giá hàng hóa đó trên thị trƣờng giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hóa có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trƣờng. Nhƣ vậy bằng việc tham gia vào
22
một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn đƣợc rủi ro tiềm năng cũng nhƣ hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình.
b)Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng tương lai
Cách thức phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tƣơng lai cũng gần tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn.
Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt cơ bản của giao dịch tƣơng lai và kỳ hạn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là: hợp đồng kỳ hạn đƣợc thƣơng lƣợng trực tiếp giữa hai chủ thể, không cần chuẩn hóa sản phẩm và không yêu cầu thủ tục phức tạp, trong khi hợp đồng tƣơng lai đƣợc giao dịch trên Sở giao dịch tƣơng lai nên việc chuẩn hóa hợp đồng là điểm quan trọng, vì vậy rủi ro tín dụng cũng đƣợc hạn chế nhiều hơn so với các giao dịch kỳ hạn.
c) Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng quyền chọn
Tƣơng tự nhƣ hai loại sản phẩm phái sinh trên, khách hàng xuất nhập khẩu có nhu cầu mua sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi tỷ giá do tỷ giá có thể biến động bất lợi và gây tổn thất đến số lƣợng ngoại tệ dự kiến trong tƣơng lai. Trong trƣờng hợp này, khách hàng chọn mua hợp đồng quyền chọn (quyền chọn bán hoặc chọn mua). Còn ngân hàng thì bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua. Đối với nƣớc ta, hiện nay khi cho thực hiện giao dịch quyền chọn, thì khách hàng chỉ đƣợc mua quyền chọn, chứ không đƣợc bán quyền chọn để phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ. Ngân hàng chỉ đƣợc thực hiện bán quyền chọn cho khách hàng có nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Sau khi ngân hàng bán quyền chọn, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng cần thực hiện mua lại quyền chọn trên thị trƣờng ngoại hối. Lúc đó, ngân hàng chỉ hƣởng phí quyền chọn chênh lệch.
Do khách hàng là bên mua quyền chọn, cho nên khách hàng có quyền mà không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn. Khi khách hàng thực hiện quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua, ngân hàng cũng phải nhận hàng hay giao hàng tƣơng ứng. Cùng lúc đó, do ngân hàng cũng là ngƣời mua trên thị trƣờng ngoại hối, nên ngân hàng cũng đƣợc quyền thực hiện hợp đồng và yêu cầu phía ngân hàng đối
23
tác nhận hàng và giao hàng với số lƣợng tƣơng ứng với số lƣợng phải giao cho khách hàng. Lúc đó, ngân hàng không gặp rủi ro khi khách hàng yêu cầu thực hiện hợp đồng.
Ngƣợc lại, khách hàng không thực hiện hợp đồng do tỷ giá biến động bất lợi cho họ, ngân hàng cùng lúc cũng không thực hiện hợp đồng với phía ngân hàng đối tác. Lúc này, ngân hàng cũng không phải chịu rủi ro phát sinh do khách hàng không thực hiện hợp đồng.
d)Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng hoán đổi
Giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi giải quyết đƣợc nhƣợc điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tƣơng lai, đồng thời khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Trong trƣờng hợp này ngân hàng cần mua đối ứng giao dịch hoán đổi tƣơng ứng với đối tác trên thị trƣờng ngoại hối nhằm tránh rủi ro khi tỷ giá biến động bất lợi.
Vào ngày hiệu lực hợp đồng hoán đổi, ngân hàng có thể kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ giao ngay và tránh đƣợc rủi ro tỷ giá đối với nguồn ngoại tệ đáp ứng cho giao dịch giao ngay.