Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 34 - 37)

Khi rủi ro tỷ giá thực sự phát sinh, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và nếu để trạng thái ngoại tệ mở quá cao thì ngân hàng sẽ chịu nhiều thua lỗ, giảm năng lực tài chính. Nhằm tránh những tổn thất quá mức do biến động tỷ giá, các NHTM đã áp dụng hạn mức trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Mức độ của giới hạn này phụ thuộc vào doanh số hoạt động của từng chi nhánh, năng lực tài chính, mục đích kinh doanh, trang thiết bị, khả năng chấp nhận rủi ro, và trình độ, kinh nghiệm của cán bộ giao dịch… Chính vì thế, các NHTM quản lý rủi ro tỷ giá tập trung vào quản lý trạng thái ngoại tệ ròng không đƣợc dƣơng (âm) quá 20% vốn tự có của ngân hàng (theo quy định của NHNN). Ngoài ra, các NHTM đã đề ra hạn mức cụ thể cho chi nhánh hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

24

Hạn mức giao dịch cho một ngày là giới hạn trạng thái trong giờ làm việc bình thƣờng khi mà thị trƣờng địa phƣơng mở cửa. Mỗi nhóm, cá nhân KDNH có thể đóng trạng thái ngoại tệ của mình một cách dễ dàng. Và mục đích của giới hạn này là hạn chế rủi ro tỷ giá cho ngân hàng khi thị trƣờng ngoại tệ có biến động quá nhanh khiến cho cán bộ giao dịch không kịp thời phản ứng, nhằm tránh những tổn thất to lớn trong khi giao dịch.

Việc quản lý hạn mức kinh doanh tại một NHTM có thể căn cứ vào một số tiêu chí nhƣ sau:

- Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh: trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng giao dịch viên cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng giao dịch viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên thị trƣờng ngoại hối. Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái đƣợc nhiều thành công thƣờng là giao dịch viên chính (chief dealer) đƣợc giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những giao dịch viên vừa vào nghề.

- Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, đối với những nhóm và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết. Những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, còn những đồng tiền biến động mạnh thì hạn mức thấp hơn.

- Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể: ví dụ hạn mức cho từng nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, tƣơng lai, hoán đổi và quyền chọn.

Phƣơng pháp quản lý và đánh giá đối với một số trạng thái chính nhƣ sau:

Trạng thái giao ngay:

Tỷ giá giao ngay rất nhạy cảm, thay đổi thƣờng xuyên liên tục với biến động của các yếu tố thị trƣờng, với các tin đồn, với các điều tiết của NHNN. Những biến động đến ngạc nhiên của tỷ giá chỉ diễn ra trong vài phút, do đó, nhà kinh doanh phải nhanh chóng và thƣờng xuyên thay đổi trạng thái kinh doanh để chớp cơ hội kiếm lãi hoặc thoát khỏi rủi ro.

25

Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu giao dịch viên duy trì trạng thái giao ngay (trạng thái mở) đều phải chịu rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro càng lớn. Để quản lý tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn lỗ vốn, ngƣời ta sử dụng kỹ thuật định giá cuối mỗi ngày giao dịch. Căn cứ vào trạng thái cuối ngày, từng giao dịch viên phải định giá kết quả kinh doanh của chính mình theo tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch. Kết quả này phải đƣợc báo cáo cho giao dịch viên chính và lãnh đạo phòng KDNH.

Trạng thái kỳ hạn

Tỷ giá kỳ hạn đƣợc hình thành trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Trong điều kiện bình thƣờng, các mức lãi suất tiền tệ là ổn định, làm cho các điểm kỳ hạn biến động cũng ít. Do đó, nếu nhà kinh doanh dự tính sai lầm về hƣớng biến động của lãi suất, thì ít có cơ hội để khắc phục thua lỗ nặng nề trong tƣơng lai. Kinh doanh kỳ hạn không thể có tốc độ nhanh nhƣ kinh doanh giao ngay. Nhà kinh doanh kỳ hạn không thể thay đổi thƣờng xuyên trạng thái kỳ hạn, mà nó thƣờng đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Cũng giống nhƣ giao ngay, trạng thái kỳ hạn ròng cuối ngày cũng có thể trƣờng hoặc đoản, bao gồm các trạng thái của tất cả các hợp đồng còn hiệu lực và có các ngày giá trị khác nhau. Việc định giá kết quả kinh doanh kỳ hạn hằng ngày đƣợc tính theo phƣơng pháp giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực đều đƣợc thanh lý ngay lập tức theo tỷ giá kỳ hạn cuối ngày hôm đó áp dụng tƣơng ứng cho từng kỳ hạn.

Ngoài việc định giá lại hằng ngày các trạng thái kỳ hạn, để quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn, các nhà kinh doanh kỳ hạn còn phải duy trì hạn mức cho từng kỳ hạn cụ thể theo quy tắc kỳ hạn càng dài hạn mức càng thấp.

Để quản lý rủi ro các trạng thái kỳ hạn một cách vĩ mô, các NHTM còn quy định hạn mức rủi ro áp dụng cho từng trạng thái theo kỳ hạn. Một trạng thái trƣờng 12 triệu USD kỳ hạn 6 tháng sẽ có rủi ro nhiều hơn một trạng thái đoản cũng 12 triệu USD có kỳ hạn 1 tháng. Trong khi đó, về mặt hình thức thì trạng

26

thái ngoại hối kỳ hạn ngày hôm nay của giao dịch viên là bằng 0, nhƣng rủi ro thực tế đối với hai trạng thái này là rất khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)