3.2.3.1 Nâng cao năng lực thẩm định và trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng
Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh là bước đầu tiên trong qui trình tín dụng. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của hoạt động tín dụng. Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất nhưng rủi ro nhất cho NHTM. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thế chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng
tới phá sản. Do vậy, các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Nội dung của thẩm định nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán của người vay… trong quá khứ, hiện tại và tương lai, hiệu quả của dự án…
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện qui trình thẩm định nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Do vậy, toàn bộ qui trình phải nhằm thực hiện theo nguyên tắc tín dụng ngân hàng và thực hiện đúng theo chiến lượt tín dụng đã được đề ra, cũng như phải linh hoạt với từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay, rất ít các DNNVV có dự án trung và dài hạn hoàn chỉnh được tài trợ bởi NHTM mà các DN này mới chỉ vay vốn ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn. Khả năng xây dựng một chiến lược đầu tư dài hạn là khá khó khăn bởi năng lực tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn vốn của NHTM. Trước tình hình đó, nếu cán bộ ngân hàng nhận thấy dự án có nhiều triển vọng thì họ nên tư vấn giúp đỡ DN hoàn chỉnh lại phương án đầu tư. Công việc này yêu cầu cán bộ thẩm định không chỉ thông thạo về nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết sâu và rộng nhiều lĩnh vực khác nhau, những ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng như các qui định pháp luật về lĩnh vực đầu tư đó.
Trong quá trình đánh giá tính khả thi của dự án, cán bộ thẩm định cần phải linh hoạt lựa chọn các chỉ tiêu tài chính đồng thời phải có sự so sánh đối chiếu với ngành nghề tương ứng. Khi đánh giá rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định cũng cần có kỹ năng phân tích, dự báo những biến động môi trường kinh doanh của DN đề có thể đo lường một cách tốt nhất các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến hiệu quả của dự án. Đối với dự án có thời gian dài thì nhất thiết cán bộ tín dụng phải đặt dự án trong xu thế biến động của môi trường để phân tích.
Như vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì công tác thẩm định dự án, khách hàng đòi hỏi phải có qui trình chặt chẽ, thống nhất, khách quan và linh hoạt. Thời gian và chi phí thẩm định cũng là những yếu tố cần được chú ý bên cạnh chất lượng thẩm định. Hiện nay, đứng trước môi trường cạnh tranh các ngân hàng cần phải đảm bảo cả 3 yếu tố: chất lượng, thời gian và chi phí thẩm định.
Việc theo dõi giám sát nợ vay sau khi cấp hạn mức tín dụng giúp ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro, đảm bảo cho việc thu hồi đủ vốn gốc và lãi nhất là trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản, một lĩnh vực gặp khá nhiểu rủi ro do phụ thuộc nhiều vào tình hình cung cầu trên thị trường thế giới. Vì vậy, CBTD phải thường xuyên theo dõi, giám sát nợ vay theo định kỳ. Techcombank đã xây dựng quy trình kiểm tra sử dụng vốn sau vay nên CBTD phải tuyệt đối tuân thủ
Ngoài ra, Techcombank trên địa bàn phải thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích chưa, kiểm tra xem trong thời hạn cho vay vốn ngân hàng, khách hàng có vi phạm pháp luật hay không, kiểm tra tiến độ sử dụng vốn vay của khách hàng, vốn vay đã dùng vào các công việc nào, sử dụng hết bao nhiêu % rồi, kiểm tra công việc kinh doanh của khách hàng, mức độ ảnh hưởng. Tài sản thế chấp có thay đổi gì không, giá cả của nó trên thị trường, chất lượng tài sản đảm bảo có giảm đi không. Các biến động từ môi trường kinh doanh, ảnh hưởng của thiên tai có tác động xấu đến công việc kinh doanh của khách hàng không…
3.2.3.3 Giải pháp liên quan đến tài sản đảm bảo
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro vì vậy vấn đề an toàn vốn luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế nên khi cho vay ngân hàng thường đưa ra những điều kiện vay vốn hết sức chặt chẽ nhằm an toàn đồng vốn và đảm bảo có lãi.
Đối với các DNNVV hiện nay như đã phân tích ở trên là còn nhiều bất cập so với yêu cầu về điều kiện vay vốn theo qui định hiện hành bao gồm: Về tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh, về chấp hành chế độ kế toán thống kê. Trong đó đáng quan tâm là điều kiện về tài sản thế chấp để được vay vốn. Đây là vấn đề hết sức nan giải với các DNNVV, trong điều kiện tài sản thế chấp còn quá ít ỏi.
Điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải hoàn toàn là tài sản thế chấp mà chính là ở tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó cho phép chúng ta có thể tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế chấp vay vốn từ việc nâng cao năng lực thẩm
định dự án, phương án vay vốn của ngân hàng, bên cạnh việc tao môi trường pháp lý thuận lợi của nhà nước. Techcombanl có thể phân định một số dạng khách hàng cụ thể để thực hiện cho vay với điều kiện tài sản đa dạng như Bất động sản, Giấy tờ có giá, phương tiện vận tải, hàng hóa, quyền đòi nợ từ chính hợp đồng bán hàng… Tuy nhiên xây dựng xem xét cơ cấu tài sản có tính thanh khoản cao và thấp thi có thể căn cứ loại hình doanh nghiệp: DN vừa -> DN nhỏ -> DN siêu nhỏ và ngành nghề kinh doanh. Những ngành nghề kinh doanh mà hàng hóa thanh khoản tốt/ hoặc người mua hàng là những đối tác và uy tín trong thanh toán thì có thể xem xét cho một tỷ lệ tài sản là hàng hóa/ hoặc quyền đòi nợ trên tổng giá trị hạn mức tín dụng / hoặc khoản vay.
3.2.3.4 Xây dựng trung tâm phê duyệt tín dụng linh hoạt và đảm bảo rủi ro
Đứng giữa yếu tố kinh doanh là hiệu quả lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động của ngành ngân hàng nên Techcombank vừa phải xây dựng cơ chế phê duyệt tín dụng linh hoạt nhưng phải đảm bảo rủi ro ở mức chấp nhận được, hay còn gọi là hạn chế mức rủi ro thấp nhất.
Để có thể đẩy nhanh thời gian phê duyệt thì Techcombank nên xây dựng hệ thống phê duyệt chấm điểm thông qua danh sách các điều kiện tín dụng. Xây dựng hệ thống chấm điểm có thể ưu tiên triển khai ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ. Còn đối với phân khúc doanh nghiệp nhỏ thì xem xét theo từng nhóm ngành nghề và hạn chế mức tín dụng từ 5 tỷ đồng trở xuống. Còn giá trị mức tín dụng chodoanh nghiệp nhỏ trên 5 tỷ và doanh nghiệp vừa thì thông qua bộ phận tái thẩm định và trình chuyên gia phê duyệt hoặc hội đồng tín dụng.