Ngoài các sản phẩm liên quan đến công tác huy động và cho vay thì Techcombank còn xây dựng nhiều dịch vụ sản phẩm khác cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng như: Bảo lãnh, LC, Thanh toán quốc tế, Giao dịch ngoại tệ, Thanh toán nội địa, Dịch vụ thu hộ, Dịch vụ chi lương …Đây là những hoạt động phi tín dụng nhưng cũng đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thông qua các dịch vụ này mà Techcombank tăng tính cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng hơn vì đa dạng hóa về sản phẩm , đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng khác nhau.
Năm 2012 là năm có nhiều nét nổi bật trong hoạt động này như:
+ Giá trị giao dịch tài trợ thương mại quốc tế giảm xuống 4,995 tỷ USD, trong khi tổng khối lượng giao dịch giảm nhẹ xuống còn 55.457 giao dịch.
+ Số lượng giao dịch chuyển tiền nội địa và quốc tế trong năm 2012 tăng 23% lên 3,7 triệu giao dịch.
+ Mở rộng mô hình Tài trợ Thương mại từ 6 lên 16 chi nhánh.
+ Giới thiệu các sản phẩm tài trợ thương mại mới bao gồm Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay, Bao thanh toán xuất khẩu và Bao thanh toán nội địa.
+ Giới thiệu các sản phẩm quản lý tiền tệ mới bao gồm bảo lãnh ngân hàng/ thanh toán F@st Customs.
+ Triển khai dịch vụ thu hóa đơn trực tuyến cho các công ty điện lực và viễn thông lớn.
+ Triển khai nền tảng Arc IB tiên tiến cho giao dịch ngân hàng điện tử. Hoạt động phát hành bảo lãnh: Với danh tiếng, thương hiệu và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, Techcombank đang ngày càng trở thành một tổ chức tín dụng uy tín, được nhiều tổ chức trong và ngoài nước công nhận, đó cũng là lý do để hoạt động phát hành bảo lãnh của Techcombank trong năm qua đạt được bước tăng trưởng nhảy vọt. Số dư bảo lãnh tính đến thời điểm 31/12/2009 đạt mức 6.082 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với con số 2.879 tỷ đồng năm 2008. Năm 2011 đạt mức 8,868 tỷ đồng, tăng trưởng 58% so với năm 2010 là 5.595 tỷ đồng.
Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại: Cùng với đà tăng trưởng kinh tế chậm của Việt Nam năm 2012, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế của Việt Nam cũng suy giảm so với các năm trước, với tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 18% và 7% năm 2012 (so với 34% và 25% của năm 2011). Với mục tiêu có được thị phần lớn hơn về mảng hoạt động này, Techcombank đã tăng cường mở rộng dự án được thiết lập năm 2011, nhằm trang bị và đào tạo các chuyên gia Tài trợ thương mại được tuyển chọn từ những chi nhánh lớn của Ngân hàng trên khắp cả nước. Với sự thành công của chương trình, số lượng chi nhánh tham gia đã tăng từ 6 chi nhánh vào cuối năm 2011 lên 16 chi nhánh năm 2012. Mức tăng trung bình về khối lượng giao dịch trong năm 2012 tại 6 chi nhánh đầu tiên là 15% so với cùng kỳ năm trước, kết quả này cho thấy sự hiệu quả của chương trình.
Với sự thấu hiểu về thị trường trong nước cùng với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm và hệ thống công nghệ mạnh, Techcombank có thể cung cấp các giải pháp chuyên biệt đáp ứng chính xác các yêu cầu của khách hàng. Hơn
nữa, với các mối quan hệ ngân hàng đại lý sâu rộng và xử lý giao dịch tập trung đảm bảo chất lượng, hạn chế rủi ro và giảm thiểu chi phí, Techcombank được công nhận là ngân hàng hàng đầu về hoạt động tài trợ thương mại của Việt Nam, có khả năng cung cấp trọn gói các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng giao dịch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khó tính.
Do các điều kiện kinh tế và kinh doanh khó khăn trong năm 2012, giá trị giao dịch tài trợ thương mại quốc tế nói chung của Techcombank đã giảm 13,5% xuống mức 4,995 tỷ USD trong khi tổng số các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế giảm nhẹ 1,6% xuống 55.457. Tuy nhiên, Tecchcombank cũng đã đóng góp một vai trò quan trọng trong sự thành công của hàng nghìn doanh nghiệp trong các mảng xuất khẩu chính của Việt Nam như nông sản và hải sản.
Techcombank cũng đã giới thiệu một số sản phẩm mới trong năm 2012 bao gồm: Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (UPAS), cho phép các nhà nhập khẩu tiếp cận nguồn vốn bằng ngoại tệ rẻ hơn thông qua các đối tác ngân hàng đại lý của Techcombank; Bao thanh toán xuất khẩu (cho thị trường Mỹ và Canada) giúp bảo vệ các nhà xuất khẩu khỏi rủi ro khi các nhà nhập khẩu nước ngoài không thanh toán cho các giao dịch xuất khẩu với điều kiện thanh toán Mở tài khoản/ thanh toán TT; và Bao thanh toán nội địa, theo đó các đơn vị bán có được sự đảm bảo về cấp vốn và thanh toán đối với các hàng hóa trong nước trên cơ sở hóa đơn/mở tài khoản. Những sản phẩm tài trợ tiên tiến này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng doanh nghiệp và thể hiện cam kết của Ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng nhiều hơn và tốt hơn cho khách hàng.
Biểu đồ 2.12. Biểu đồ khối lượng giao dịch thanh toán quốc tế
Đơn vị tính: giao dịch
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank
Biểu đồ 2.13. Biểu đồ về giá trị giao dịch thanh toán quốc tế
Đơn vị tính: triệu USD
Biểu đồ 2.14. Biểu đồ khối lượng giao dịch chuyển tiền
Đơn vị tính: Giao dịch
Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2012