Mở rộng phân quyền cho các trưởng đơn vị kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả các phương thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 79 - 81)

Cơ chế hoạt động phê duyệt hoạt động tín dụng của ngân hàng là quy chế phê duyệt tập trung. Phần lớn là do Trung tâm phê duyệt và hội đồng tín dụng quyết định. Nên việc phê duyệt hồ sơ dù lớn hay bé đều phải luân chuyển qua nhiều khâu phê duyệt, dẫn đến tốn nhiều thời gian, chi phí và kém cạnh tranh với TCTD khác. Để có thể đẩy nhanh tốc độ xử lý và đưa quyết định tín dụng cho khách hàng, đồng thời đảm bảo rủi ro thì có thể xem xét mở rộng phân quyền cho các trưởng đơn vị kinh doanh ở một mức độ phù hợp, cũng như áp dụng cho những đối tượng khách hàng cụ thể với điều kiện cấp tín dụng cụ thể. Có như vậy thì đơn vị kinh doanh sẽ chủ động hơn trong công tác phát triển khách hàng mới và cũng như giải quyết linh hoạt hơn cho khách hàng trong các giao dịch phát sinh.

Đối với việc mở rộng thẩm quyền phê duyệt: hiện nay thì Ban giám đốc đơn vị kinh doanh mảng SME chỉ có thẩm quyền phê duyệt hạn mức tín dụng/ hoặc khoản vay từ 500 triệu đồng trở xuống với các điều khác của khách hàng phải tuân thủ theo quy định của Techcombank. Mức 500 triệu đồng là mức thấp không cao và chưa phù hợp với nhu cầu vốn của phân khúc khách hàng DNNVV. Trong phân khúc khách hàng DNNVV thì cũng chia quy mô doanh nghiệp ra thành: Doanh nghiệp vừa, Doanh nghiệp nhỏ và Doanh nghiệp siêu nhỏ. Chính vì thế mà ngân hàng nên xem xét mở rộng thêm thẩm quyền cho Trưởng đơn vị kinh doanh tại các

siêu chi nhánh, chi nhánh đa năng và chi nhánh chuẩn cho từng nhóm khách hàng doanh nghiệp trong phân khúc khách hàng DNNVV

Kiến nghị nên xem xét giá trị mở rộng phân quyền cho các trưởng đơn vị kinh doanh là Siêu chi nhánh và Chi nhánh đa năng trong việc phát triển khách hàng DNNVV như sau:

Bảng 3.1.Bảng phân bổ thẩm quyền phê duyệt của đơn vị kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng

Đơn vị kinh doanh

Giá trị phê duyệt

Ghi chú DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ Siêu chi nhánh 5,000 3,000 1,000 Tài sản đảm bảo là Bất động sản/ xe ô tô dưới 9 chổ. Các điều kiện khách hàng khác tuân thủ theo quy định Techcombank

Chi nhánh đa năng 4,000 2,000 500

Mở rộng phân quyền cho các trưởng đơn vị kinh doanh về việc phê duyệt các chứng từ liên quan đến các giao dịch phát sinh của khách hàng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Theo quy trình hiện hành của Techcombank thì các giao dịch phát sinh của khách hàng liên quan đến: giải ngân, bảo lãnh, LC, ký hậu, tài sản đều thông qua Trung tâm kiểm soát và hỗ trợ tín dụng (CCA). Techcombank hiện chưa có cơ chế phân quyền xử lý các chứng từ liên quan đến các giao dịch trên nếu thiếu/ hoặc sai mẫu/ hoặc vấn đề khác nhưng không ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thì cho đơn vị kinh doanh phê duyệt mà dù là vấn đề nhỏ nhất trong chứng từ như khách hàng sử dụng mẫu chứng từ cũ thì cũng coi là một điểm khác biệt và phải trình lại đúng chuyên gia phê duyệt. Điều nay gây phản cảm cho khách hàng về cơ chế xử lý thiếu linh hoạt của ngân hàng ,dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Techcombank nên xây dựng danh sách các vấn đề phát sinh trong giao dịch chứng từ mà không ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thì có cơ chế phân quyền cho Trưởng các đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm và cam kết bổ sung trong khoản thời gian nhất định ( tùy từng loại chứng từ) cho Trung tâm kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả các phương thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)