nhỏ và vừa tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Techcombank xây dựng và đưa ra nhiều phương thức cấp tín dụng cho mảng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Thông qua số liệu hoạt động cấp tín dụng đối với DNNVV phần trên thì Techcombank đã rất quan tâm đến các phương thức cấp tín dụng đối với DNNVV làm sao tạo ra được hiệu quả nhất và góp phần tăng trưởng tín dụng DNNVV.
Chúng ta cùng đi vào thực trạng từng phương thức cấp tín dụng mà hiện nay Techcombank đang cung cấp cho khách hàng.
- Đối với các phương thức cấp tín dụng dựa vào mục đích của tín dụng:
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: Techcombank đưa ra các phương thức cấp tín dụng tài trợ cho mục đích bổ sung vốn lưu động để thực hiện sản xuất kinh doanh. Từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý và chi phí bán hàng với hình thức cho vay ngắn hạn và căn cứ vào vòng quay kinh doanh mà tính toán dòng tiền bán hàng về của doanh nghiệp sản xuất và thu nợ . Đối với các khoản đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất nhà xưởng thì
Techcombank đưa ra cách thức tài trợ trung dài hạn cho các khoản vay này. Tuy nhiên việc tính toán thời hạn vay dài ngắn thì tùy thuộc vào kế hoạch đầu tư vào tài sản gì và thời gian hoàn vốn. Đi kèm với mục đích vay này thì Techcombank hiện có triển khai các sản phẩm cấp tín dụng cho DNNVV như Sản phẩm tài trợ ngành nhựa- bao bì, ngành giấy, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy sản …
Cho vay xây dựng: Techcombank có 02 cách tiếp cận lĩnh vực xây dựng. Một là cho vay doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và hai là cho vay các doanh nghiệp hoạt động các trong các mảng hỗ trợ cho ngành xây dựng như: xây lắp, M&E, PCCC… Xem xét cấp tín dụng dựa trên phương án kinh doanh khả thi, tài sản đảm bảo tốt và cũng tài trợ cho cả vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định. Trong tình hình kinh tế còn trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nên việc cho vay dự án đầu tư bất động sản đang bị thu hẹp ngoại trừ các dự án mang tính khả thi và do các đối tác lớn có tiềm lực tài chính/ hoặc do thành viên cổ đông lớn của Techcombank tham gia đầu tư. Việc tài trợ dự án Bất động sản đi từ hình thức tài trợ tiền đất đai như bồi thường, tiền mua đất…cho đến toàn bộ chi phí liên quan đến xây dựng dự án và có thể bán chéo các sản phẩm tín dụng khác ví dụ như ch vay mua căn hộ đối với khách hàng cá nhân để tăng tính thanh khoản của dự án, cộng thêm mở rộng lượng khách hàng. Riêng đối với các mảng hỗ trợ cho ngành xây dựng như trên thì Techcombank cũng xem xét đưa ra hình thức tài trợ vốn lưu động, cộng đầu tư máy móc thiết bị để thi công ( nếu có). Hiện Techcombank cũng tiếp cận mảng DNNVV lĩnh vực này thông qua Sản phẩm tài trợ xây lắp
Cho vay nông lâm nghiệp: Techcombank phát triển mạnh trong hình thức cấp tín dụng cho vay nông sản như các sản phẩm: Tiêu , Gạo, Điều, Cà phê, Cao su, Thủy sản.. Tài trợ từ việc cho vay thu mua dự trữ khi nông sản vào mùa vụ cho đến hết mùa, nắm bắt rõ từng khâu liên quan nếu một số DN hoạt động mảng nông sản mà sau khi thu mua xong mà chuyển vào quy trình sản xuất , chế biến. Techcombank xem xét đây là mảng tạo ra doanh số xuất khẩu khá lớn hàng năm cho Việt Nam nên cũng đã đưa ra cách tiếp cận các doanh nghiệp thông qua việc đưa các sản phẩm cấp tín dụng các mặt hàng nông sản : : Tiêu , Gạo, Điều, Cà phê, Cao su, Thủy sản. Riêng đối với lâm nghiệp thì Techcombank cũng tài trợ cho các DN kinh doanh về gỗ
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là mục đích mà ngân hàng rất chú trọng vì ngoài hoạt động tín dụng thì Techcombank còn khai thác nhiều dịch vụ khác phi tín dụng. Đối với cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu thì Techcombank chủ yếu tài trợ vốn lưu động kinh doanh theo nhiều cách thức tình vào phát sinh hoạt động xuất khẩu / hay nhập khẩu.
+ Đối với mảng tài trợ Doanh nghiệp xuất khẩu thì Techcombank tài trợ qua các 5 giai đoạn trong chu kỳ SXKD của DNXK: (1) Nhận đơn hàng XK/Ký kết hợp đồng XK /nhận thư tín XK; (2) Mua/ nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất; (3) Sản xuất ; (4) Giao hàng và xuất trình chứng từ hàng hóa đến NH; (5) Nhận tiền thanh toán từ người nhập khẩu/ NH nhập khẩu. Một số phương thức tài trợ sau: tín dụng ứng trước cho người xuất khẩu, Cho vay trên cơ sở hối phiếu, Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu,Bao thanh toán….nhìn nhận ở những số liệu giao dịch thanh toán quốc tế và giá tị ngoại tệ tăng lên trong thời gian qua. Chứng tỏ Techcombank đã tăng cường các cách thức và đa dạng hóa về phương thức cấp tín dụng cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. Techcombank đã đưa các sản phẩm tài trợ kinh doanh xuất khẩu
+ Đối với mảng tài trợ doanh nghiệp nhập khẩu thì Techcombank áp dụng cách thức tài trợ thư tín dụng (LC), TTR, Phương thức nhờ thu DA/ hoặc DP..Techcombank có thể có những cách thức cấp tín dụng khác nhau đối với từng hình thức thanh toán mà DN giao dịch.
9 Hình thức thanh toán LC thì Techcombank sẽ cấp cho một hạn mức LC riêng để thực hiện mở LC nhập hàng .Tỷ lệ ký quỹ ban đầu ngay khi mở LC tùy theo quy mô doanh nghiệp, uy tín và thời gian giao dịch với Techcombank mà được hưởng những ưu đãi khác nhau như tỷ lệ ký quỹ là 5%, 10%,15%,20%,30%. Đồng thời cùng từng khách hàng DN khác nhau mà Techcombank xem xét cách thức tài trợ tín chấp trong thời gian mở LC đến khi bộ chứng từ về ngân hàng ký hậu bill. Đối với phương thức LC thì Techcombank còn xem xét đối với một số DNNVV tốt, uy tín thì cho thế chấp luôn tài sản là lô hàng hình thành từ vốn vay/ hay nói cách khác là chính lô hàng hình thành trong tương lai.
9 Hình thức chuyển tiền TTR trả trước/ hoặc trả sau, Phương thức nhờ thu DA/ hoặc DP thì khả năng Techcombank cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn và yêu cầu tài sản đảm bảo là bất động sản. Đặc biệt là phương thức TTR trả trước. Còn các phương thức thanh toán khác như DA; DP hoặc TTR trả sau thì Techcombank có thể xem xét từng phương án kinh doanh của khách hàng mà có thể áp dụng xem xem xét cấp tín dụng bằng tài sản là hàng hóa.
Tỷ lệ xem xét cho vay đối với DNNVV kinh doanh xuất nhập khẩu thì Techcombank áp dụng mức tài trợ lên đến 100% giá trị hợp đồng đầu vào/ hóa đơn VAT nhưng không vượt quá 85% phương án kinh doanh.
Cho vay thương mại trong nước và cung cấp dịch vụ: Hiện Techcombank đánh mạnh vào phương thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong mảng phân phối hàng hóa. Techcombank chọn các thương hiệu hàng hóa của các tập đoàn lớn trong nước/ hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam như các mặt hàng tiêu dùng , gia dụng, dược phẩm, thiết bị y tế…Hoạt động thương mại và cung cấp dịch trong nước là huyết mạnh lưu thông nền kinh tế. Chính vì thế thời gian qua Techcombank đã triển khai các sản phẩm cấp tín dụng liên quan đến hoạt động này như Sản phẩm tài trợ nhà phân phối Masan, Tài trợ Nhà phân phối Unilever, Tài trợ HTC, Tài trợ xe Ford, Sản phẩm tài trợ chung,
Hình thức tài trợ này thường thì Techcombank áp dụng phương thức cấp tín dụng ưu đãi về loại hình tài sản thế chấp đó cho phép hàng hóa luân chuyển/ hoặc tín chấp một phần với tỷ lệ 70%/ hoặc 50% hoặc một tỷ lệ khác tùy vào uy tín thương hiệu hàng hóa mà khách hàng doanh nghiệp đang phân phối. Tuy nhiên cơ chế theo dõi giám sát dòng tiền khá chặt chẽ, nhằm đảm bảo khả năng thu nợ.
- Đối với thời hạn của tín dụng: Techcombank hiện nay áp dựng nhiều phương thức cấp tín dụng ngắn hạn hơn là trung dài hạn vì các lý do sau đây:
+ Trong thời kỳ hủng hoảng kinh tế thì cho vay trung dài hạn là rất rủi ro vì không kiểm soát được hiểu quả kinh doanh, tình hình kinh tế sẽ chuyển biến như thế nào.
+ Nguồn vốn trung dài hạn thường lớn và nguồn lực ngân hàng giữa cân đối nguồn vốn cho vay trung dài hạn so với kỳ hạn nguồn vốn huy động còn chênh lệch chưa phù hợp.
+ Cho vay ngắn hạn đảm bảo độ an toàn cho ngân hàng hơn và ngân hàng thu hút được nhiều dịch vụ khác thông qua việc cho vay vốn lưu động.
Nhìn chung thì Techcombank triển khai cả 2 phương thức cấp tín dụng cho khách hàng nhưng tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 60% tổng dư nợ DNNVV.
Bảng 2.20. Số liệu cho vay DNNVV theo thời gian vay
Đơn vị tính: tỷđồng Chỉ tiêu \ Năm 2009 2010 2011 2012 Ngắn hạn 20,632 19,293 22,874 21,629 Trung hạn 6,063 6,715 6,826 9,747 Dài hạn 3,980 7,944 11,085 9,133 Tổng cộng 30,675 33,952 40,784 40,509
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch Techcombank
- Đối với mức độ tín nhiệm của khách hàng thì có phương thức cho vay có đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Dựa vào tiêu chí này Techcombank đưa ra nhóm tài sản như sau:
+ Tài sản bảo đảm nhóm 1: bao gồm
9 Chứng chỉ nợ do các Tổ chức tín dụng thuộc danh sách Techcombank chấp nhận phát hành: sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ huy động vàng, kỳ phiếu;
9 Chứng chỉ nợ do Techcombank phát hành: sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ huy động vàng, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ nợ khác;
9 Trái phiếu chính phủ; tín phiếu kho bạc;
9 Hợp đồng tiền gửi tại Techcombank hoặc tại các Tổ chức tín dụng thuộc danh sách Techcombank chấp nhận (với điều kiện người ký kết hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản đảm bảo này của khách hàng là người có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật).
vi. Vàng đủ tiêu chuẩn, bao gồm cả vàng hình thành từ chính khoản vay được phê duyệt và vàng của khách hàng trên tài khoản giữ hộ của khách hàng mở tại Techcombank.
+ Tài sản bảo đảm nhóm 2: là những loại tài sản được phép nhận làm tài sản đảm bảo theo qui định của pháp luật và của Techcombank, loại trừ những tài sản thuộc nhóm 1 và nhóm 3.
+ Tài sản bảo đảm nhóm 3: là hàng hóa quản lý theo phương thức kho luân chuyển.
Giá trị đảm bảo tối đa của tài sản: được xác định bằng tỷ lệ vay tối đa/giá trị định giá của tài sản bảo đảm theo qui định của Techcombank.
+ Cấp tín dụng thiếu tài sản bảo đảm: là trường hợp Techcombank cấp tín dụng cho khách hàng khi:
9 Tổng giá trị định giá các loại tài sản bảo đảm của khách hàng ≥ giá trị hạn mức tín dụng đề xuất, nhưng
9 Giá trị bảo đảm tối đa của các loại tài sản < giá trị hạn mức tín dụng đề xuất và khách hàng đề xuất tăng tỷ lệ cho vay/giá trị định giá cao hơn mức qui định của Techcombank để được cấp tín dụng.
Việc tăng tỷ lệ cho vay/giá trị định giá cao hơn mức qui định thì được chấp nhận đối với tài sản bảo đảm nhóm 1 và nhóm 2 và không được vượt quá 100% giá trị định giá.
Khi xét thẩm quyền phê duyệt tín dụng, toàn bộ giá trị hạn mức tín dụng của khách hàng trong trường hợp trên sẽ được coi là hạn mức tín dụng thiếu tài sản đảm bảo.
+ Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm: là trường hợp Techcombank cấp tín dụng cho khách hàng khi:
9 Khách hàng không có tài sản đảm bảo nào để bảo đảm cho hạn mức tín dụng được cấp; hoặc
9 Khách hàng có tài sản đảm bảo nhưng giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng < giá trị hạn mức tín dụng đề xuất.
Nhìn chung, Techcombank chủ động đưa ra các loại tài sản để áp dụng trong các phương thức cấp tín dụng cho khách hàng DN. Tuy nhiên việc cấp tín dụng có tài
sản đảm bảo hay thiếu tài sản đảm bảo và lại tài sản đảm là loại gì thì dựa vào rất nhiều yếu tố về uy tín doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, dòng tiền, tính chất thanh khoản của hàng hóa thế chấp mà cơ cấu tài sản sẽ khá nhau và do Bộ phân phê duyệt tín dụng xem xét.
- Đối với phương thức cho vay: Techcombank triển khai nhiều phương thức cho vay như cho vay theo món, hạn mức tín dụng, hạn mức thấu chi. Đối với các khoản vay ngắn hạn thì Techcombank chủ yếu áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức tín dụng. Thời gian của hạn mức cấp tín dụng là 12 tháng và mỗi lần giải ngân thì thời gian từng khế ước nhận nợ sẽ được được vào chu kỳ kinh doanh doanh. Còn đối với khoản vay thì chủ yếu áp dụng cho những khoản vay trung dài hạn và một dự án cụ thể.
Căn cứ nhóm loại tài sản mà Techcombank đã phân loại và thì Techcombank đưa ra các loại hạn mức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng như:
+ Hạn mức tín dụng loại 1: là hạn mức tín dụng được bảo đảm 100% giá trị của hạn mức bằng tài sản bảo đảm nhóm 1, bao gồm cà trường hợp cấp tín dụng có điều kiện khách biệt/ngoại tệ, cấp tín dụng cho đối tượng thuộc Khẩu vị rủi ro.
+ Hạn mức tín dụng loại 2: bao gồm
9 Hạn mức tín dụng được bảo đảm 100% giá trị của hạn mức bằng tài sản bảo đảm nhóm 2 hoặc tài sản đảm bảo nhóm 1& 2; hoặc
9 Hạn mức bảo lãnh thiếu tài sản đảm bảo nhưng đáp ứng đúng và đủ các qui định về cấp bảo lãnh thiếu tài sản đảm bảo theo qui định của Techcombank và đáp ứng điều kiện: (giá trị bảo đảm tối đa của tài sản mà khách hàng có +ký quỹ bảo lãnh) ≥ phần giá trị thư bảo lãnh không được pháp thiếu tài sản bảo đảm.
9 Hạn mức chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu đáp ứng đúng và đủ các qui định về chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu của Techcombank. Trường hợp không đáp ứng đúng, đủ các qui định liên quan và khách hàng có tài sản bảo đảm khác/không có tài sản bảo đảm thì áp dụng thẩm quyền phê duyệt theo các loại Hạn Mức Tín Dụng tương ứng
+ Hạn mức tín dụng loại 3: là Hạn mức tín dụng được bảo đảm 100% giá trị của hạn mức bằng tài sản đảm bảo nhóm 3 hoặc một phần tài sản của nhóm 3 và phần còn lại là tài sản bảo đảm nhóm 1 và 2.
+ Khách hàng được cấp hạn mức tín dụng có tài sản bảo đảm nhóm 3 thì không được cấp tín dụng thiếu tài sản bảo đảm (giá trị bảo đảm tối đa của các loại tài sản ≥ giá trị hạn mức tín dụng)
+ Hạn mức tín dụng loại 4: là hạn mức tín dụng thiếu tài sản bảo đảm (ngoại trừ trường hợp Hạn mức tín dụng được bảo đảm 100% giá trị của hạn mức bằng tài sản bảo đảm nhóm 2 hoặc tài sản đảm bảo nhóm 1& 2)
+ Hạn mức tín dụng loại 5: là hạn mức tín dụng không có tài sản bảo đảm. + Hạn mức tín dụng loại 6: là hạn mức tín dụng có hững yếu tố khác biệt /ngoại
tệ so với các điều kiện qui định tại các sản phẩm, qui định, hướng dẫn và các văn bản khác liên quan đến cấp tín dụng của Techcombank, không bao gồm những khác biệt/ngoại lệ liên quan đến tăng tỷ lệ cho vai/giá trị định giá tài