Bảng 2.9. Số liệu cho vay DNNVV của Techcombank
Đơn vị tính: tỷđồng
Chỉ tiêu\ Năm 2008 2009 2010 2011 2012
DN lớn 184 6,172 3,051 6,183 11,719
DNNVV 18,204 24,577 31,256 35,034 28,790
Tổng cộng 18,388 30,750 34,307 41,217 40,509
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch Ngân hàng Techcombank
Qua bảng số liệu trên cũng ghi nhận thành quả lớn từ công tác cho vay mảng doanh nghiệp. Tổng cho vay từ các tổ chức kinh tế trong năm qua có sự tăng trưởng ngoạn mục: Năm 2009 tăng trưởng so với năm 2008 là 67%; Năm 2010 so với năm 2009 thì tăng trưởng 12%; Đến năm 2011 thì cho vay được tăng trưởng mạnh trở lại với mức tăng trưởng 22% so vói năm 2010 và đến 2012 thì công tác cho vay có sự sụt giảm so với năm 2011 là 2%.
Thị trường kinh tế cũng có nhiều biến động trong giai đoạn 2008-2012 và Techcombank vẫn duy trì ở mức tăng trưởng tương đối. Điều này cũng ghi nhận sự
nổ lực của ngân hàn, cũng như khẳng định việc xây dựng mạng lưới và uy tín, tiềm lực trong ngành đã tạo cho Techcombank thu hút nhiều khách hàng, cũng như với sự tăng trưởng về công tác huy động nên đã tạo cơ hội cho Techcombank có thể tăng cường công tác cho vay nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Xét về phân khúc khách hàng doanh nghiệp thì tỷ trọng số dư cho vay của DNNVV chiếm tỷ lệ cao hơn DN lớn. Vì DNNVV chiếm 97% số lượng doanh nghiệp nên đây cũng là phân khúc khách hàng mà các Ngân hàng rất chú trọng quan tâm. Nhìn số liệu dư nợ của Techcombank từ 2008 -2011 tăng trưởng rất nhanh từ số dư cho vay là 18.388 tỷ đồng năm 2008 đến năm 2011 là 35.034 tỷ đồng. Như vậy tốc độ tăng trưởng 92% trong vòng 03 năm. Đến năm 2012 là một năm đầy thách thức cho ngành Ngân hàng Việt Nam với tình hình kinh tế nhiều biến động và khó khăn. Trong bối cảnh đó, Techcombank đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng mạnh hoạt động tín dụng sang công tác quản trị chặt chẽ hơn, cũng như đưa các chính sách tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động tín dụng, rà soát lại khách hàng, đặc biệt là DNNVV vì trong giai đoạn này rất nhiều DNNVV không chịu nổi áp lực của khủng hoảng và chi phí tài chính ( lãi suất vay) khá cao trong 2011 nên hoạt động kinh doanh thua lỗ, dẫn phải phát sản/ hoặc không có khả năng trả nợ.
Năm 2012 , Ta thấy rằng cho vay có xu hướng chuyển dịch giữa DNNVV và DN Lớn. Bắt đầu có sự tăng trưởng cho vay ở phân khúc DN lớn cao hơn các năm trước. Thời kỳ kinh tế khủng hoảng nhiều doanh nghiệp nằm trong top đầu ngành vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và dần chiếm lĩnh thị trường, loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ yếu kém. Cùng với sự tự đào thải lẫn nhau giữa các Doanh nghiệp thì Techcombank cũng đã nhìn nhận vấn đề và xây dựng nhân sự để phát triển tăng trưởng, khai thác nhiều hơn phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy mà cho vay dư nợ doanh nghiệp lớn năm 2012 là 11.719 tỷ đồng cao nhất trong vòng 5 năm.
Bảng 2.10. Số liệu cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: tỷđồng
Chỉ tiêu \ Năm 2009 2010 2011 2012
Doanh nghiệp nhà nước 2,300 769 2,939 3,362
Công ty trách nhiệm hữu hạn 13,252 15,823 18,838 19,536
Công ty cổ phần 13,213 12,921 16,789 16,401
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
473 2,909 719 591
Doanh nghiệp tư nhân 1,437 1,530 1,499 619
Tổng cộng 30,675 33,952 40,784 40,509
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch Ngân hàng Techcombank
Tình hình hoạt động tín dụng mảng khách hàng doanh nghiệp cũng được Techcombank hướng đến nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như: Công ty Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN nước ngoài, DNTN. Qua bảng số liệu cho vay theo loại hình doanh nghiệp trên thì cho thấy trong các năm qua Techcombank cũng phát triển tín dụng vào nhóm khách hàng là công ty TNHH và Công ty cổ phần là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. Còn các nhóm khách hàng như công ty Nhà nước, DN nước ngoài và DNTN chiếm tỷ trọng thấp.
Việc tỷ trọng cho vay tập trung chính vào Công ty TNHH và Công ty cổ phần, cũng phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng. Vì loại hình Công ty TNHH và Công ty Cổ phần cũng chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Ngoài ra phần lớn DNNVV cũng tập trung số lượng lớn vào 2 loại hình doanh nghiệp này.
Tính đến năm 2012 thì tỷ trọng dư nợ theo từng loại hình doanh nghiệp / Tổng nợ doanh nghiệp như sau: DNNN chiếm 8%; Công ty TNHH chiếm 48%; Công ty CP chiếm 40%, DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1% và Doanh nghiệp tư nhân chiếm 2%.
Bảng 2.11. Số liệu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế
Đơn vị tính: tỷđồng
Chỉ tiêu \ Năm 2009 2010 2011 2012
Thương mại, sản xuất và chế biến
16,169 8,706 22,992 24,140 Nông nghiệp và lâm nghiệp 6,348 19,706 8,783 6,390
Xây dựng 2,752 4,445 5,096 5,173
Kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc
1,499 443 2,114 874
Các ngành nghề khác 3,907 652 1,799 3,932
Tổng cộng 30,675 33,952 40,784 40,509
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch ngân hàng Techcombank
Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Thương mại sản xuất, chế biến và Nông lâm nghiệp. Còn các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ thấp.
Trong thời gian qua chính sách phát triển tín dụng của ngân hàng cũng tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, cũng như là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhìn số liệu tín dụng các lĩnh vực từ năm 2009 đến năm 2012 diễn biến như sau:
+ Thương mại, sản xuất và chế biến: Năm 2012 đạt 24.140 tỷ đồng tăng trưởng 49% so với năm 2009 là 16.169 tỷ đồng. Tín dụng lĩnh vực này tăng trưởng qua các năm và hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Nhưng 2010 có sự sụt giảm dư nợ lĩnh vực này từ 16.169 tỷ đồng năm 2009 giảm xuống còn 8.706 tỷ đồng. Vì 2010 là năm Techcombank đẩy mạnh tín dụng tài trợ cho lĩnh vực nông lâm nghiệp , thông qua việc đưa ra nhiều sản phẩm và chính sách tín dụng ưu đãi cho ngành này nên có một sự chuyển dich dư nợ giảm. Nhìn chung đến thời điểm hiện tại thì Techcombank đã tập trung phát triển tín dụng lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến . Đây cũng là một lĩnh vực phát triển nhanh, cũng như dòng tiền luân chuyển tốt. Ngân hàng có thể cung cấp nhiều dịch vụ phi tín dụng cho ngành nghề kinh tế này.
+ Nông Nghiệp và Lâm Nghiệp: Năm 2012 đạt 6.390 tỷ đồng tăng 1% so với năm 2009 đạt 6.348 tỷ đồng. Sự tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp sau 4 năm thì gần như vẫn không thay đổi. Năm 2010 có sự tăng trưởng đột biết tín dụng ở lĩnh vực nông lâm nghiệp: từ 6.348 tỷ đồng năm 2009 lên 19.706 tỷ đồng năm 2010. Sự tăng đột biến này là do năm 2010 Techcombank cùng với chủ trương của nhà nước khuyến khích nông lâm nghiệp phát triển nên Techcombank cũng có nhiều sản phẩm tài trợ nông sản, cộng với chính sách và lãi suất ưu đãi nên đã thu hút rất nhiều khách hàng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đến năm 2011 và 2012 thì đã có một sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng cho lĩnh vực này suy giảm. Nguyên nhân chính là giá nông sản cũng rất nhiều biến động làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Techcombank, cùng với những thất thoát trong việc thế chấp, quản lý hàng nông sản. Chính vì thế mà Techcombank gần như bị chững lại trong phát triển tín dụng ở lĩnh vực này. Hiện nay chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp lớn có uy mô, uy tín trong ngành và chủ yếu kinh doanh ở các mặt hàng như: gạo, thủy sản, Tiêu, Café , cao su, Điều
+ Xây dựng : Năm 2012 đạt 5.173 tỷ đồng , tăng trưởng 88% so với năm 2009 là 2.752 tỷ đồng. Nhìn nhận việc tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực xây dựng tăng trưởng mạnh lên 2010 đạt 4.445 tỷ đồng và sau đó tăng lên khoảng 5.000 tỷ năm 2011 và gần như ít biến động vào năm 2012. Việc tăng trưởng mạnh tín dụng lĩnh vực này vào năm 2010 là do thị trường bất động vẫn còn hoạt động tốt ở những khu dự án khu dân cư, dự án văn phòng, dự án trung tâm thương mại nên đã có sự tăng trưởng mạnh. Nhưng đến 2011-2012 là hai năm mà thị trưởng bất động gần như đóng băng , cộng thêm nền kinh tế khủng hoảng nhiều chủ đầu tư cũng không còn khả năng tài chính mạnh nên gần sự sự tăng trưởng cho lĩnh vực này dường như duy trì ở mức khoảng 5.000 tỷ đồng
+ Kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc: Năm 2012 đạt 874 tỷ đồng giảm 42% so với năm 2009 đạt 1.499 tỷ đồng. Diễn biến dư nợ từ năm 2009 đến 2012 thường xuyên biến động tăng giảm. Lĩnh vực này cũng không phải là lĩnh
vực trọng tâm phát triển của ngân hàng nên dư nợ theo ngành này thường xuyên biến động, chủ yếu khách hàng đạt điều kiện vay vốn mà ngân hàng quy định thì ngân hàng cấp tín dụng và chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 2%
+ Ngành nghề khác như khách sạn, du lịch, dịch vụ…Năm 2012 đạt 3.932 tỷ đồng, gần như không tăng so với năm 2009 là 3.907 tỷ đồng ( tăng 1%). Các lĩnh vực còn lại này cũng biến động thường xuyên và thường không có một kế hoạch phát triển nhất định vì tình vào tình hình kinh tế của từng giai đoạn khác nhau mà việc phát triển tín dụng cho các lĩnh vực: nhà hàng, khách sạn, du lịch, dịch vụ…sẽ có những chiều hướng khác nhau. Các ngành còn lại này chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 10% tổng dư nợ doanh nghiệp
Nhìn chung việc phát triển tín dụng theo ngành nghề sẽ tùy thuộc vào tình hình kinh tế, quan điểm , thế mạnh của từng ngân hàng. Tuy nhiên phần lớn các ngân hàng đều tập trung chiến lược phát triển tín dụng và khai thác các dịch vụ ngân hàng vào 3 lĩnh vực sau: Thương mại, sản xuất và chế biến; Nông nghiệp và lâm nghiệp; Xây dựng. Đây cũng là 03 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.