Hiện nay có nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, mặc dù là cùng là tài trợ vốn lưu động nhưng mỗi ngành nghề có những chi phí khác nhau. Ngân hàng nên đưa các phương thức cấp tín dụng với các điều kiện kiểm soát và ưu đãi riêng cho từng mục đích cho vay khác nhau. Nhìn chung thì :
- Cho vay phục vụ sản xuất, chế biến kinh doanh công thương nghiệp: Những DN sản xuất kinh doanh chế biến thì gồm các chu trình sản xuất kinh doanh như sau: Mua nguyên vật liệu -. Sản xuất , chế biến – Thành phẩm. Ngoài chi phí nguyên vật liệu thì chi phí nhân công của các doanh nghiệp này cũng khá lớn. Tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp này phần lớn là nhà máy , xưởng, dây chuyền sản xuất và hàng tồn kho. Khi đưa ra phương thức cấp tín dụng cho mục đích kinh doanh này thì ngân hàng nên lưu ý cho phù hợp. Ngân hàng có thể xây dựng và đưa ra các hình thức cấp tín dụng xem xét các góc độ: phương án kinh doanh hiệu quả, tài trợ toàn bộ các chi phí liên quan đến vốn lưu động của công ty để phục vụ sản xuất, đưa gói cấp tín dụng kèm với dịch vụ chi trả lương, tài sản thế chấp thì xem xét tỷ lệ tài sản nhóm 1 và tài sản nhóm 2 là 50% và 50% còn lại thì các loại tài sản khác như hàng hóa, Quyền đòi nợ. Vì tính chất luân chuyển hàng hóa từ nguyên liệu sang thành phẩm, chính vì vậy nên xây dựng cơ chế quản lý tài sản là hàng hóa ở một tỷ lệ nhất định là 50%- 60% giá trị hàng. Việc áp dụng tỷ lệ đảm bảo của hàng hóa cao hay thấp là đặc thù từng mặt hàng và mức tiêu hao nguyên liệu trong quá trình đưa vào sản xuất. Có thể phân chia tỷ lệ đảm bảo là hàng hóa nguyên liệu sẽ thấp hàng hàng
hóa thành phẩm với mức chênh lệch ở mức 10%. Một điều kiện khác là quy định dòng tiền cam kết của doanh nghiệp phải về Techcombank để bảo đảm cho công tác theo dõi hoạt động kinh doanh, sớm phát hiện cảnh báo. Mức cam kết dòng tiền có thể ở mức 100%-150% doanh số phát vay.
- Cho vay xây dựng: chia làm 2 mảng: DN kinh doanh đầu tư dự án trực tiếp và DN cung cấp các mảng dịch vụ hỗ trợ cho các dự án. Đối với đặc thù loại hình cho vay này nên đưa các phương thức cấp tín dụng kèm theo các dịch vụ liên quan đến dịch vụ phát hành bảo lãnh. Dịch vụ bảo lãnh gồm có các bảo lãnh: dự thầu, thực hiện hợp đồng, hoàn tạm ứng và bảo hành. Hoạt động xây dựng phát sinh rất nhiều bảo lãnh. Cách thức cấp tín dụng cho vay xây dựng thì xây dựng cơ chế cấp tín dụng một phần tín chấp cho các loại bảo lãnh độ rủi ro không cao: Bảo lãnh dự thầu -> Bảo lãnh thực hiện hợp đồng -> Bảo lãnh bảo hành. Ngoài cơ cấu tài sản nhóm 1 và Bất động sản thì cũng xem xét nhận tài sản là Quyền đòi nợ từ chính các công trình thi công nếu là chủ đầu tư uy tín, có năng lực tài chính, cũng như khối lượng thi công tự kê khai chưa nghiệm thu chính thức nhưng phải có sự xác nhận của tư vấn giám sá, cộng thêm cầm kèm quyền đòi nợ chưa hình thành từ chính dự án.
Trong nghiệp vụ phát hành bảo lãnh để kiểm soát dòng tiền về thì có thể yêu cầu rằng đối với: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì toàn bộ dòng tiền của hoo75p đồng kinh tế phải về tài khoản DN tại Techcombank, nếu bất kỳ khoản tiền nào không về thì xem như bảo lãnh vô hiệu; Bảo lãnh tạm ứng thì quy định bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi tiền tạm ứng về tài khoản tại Techcombank; Bảo lãnh bảo hành thì cũng quy định tiền bảo lãnh bảo hành về tài khoản của Techcombank. - Cho vay sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp: Techcombank phải xây dựng
phương thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở hàng hóa vì phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong mảng này tài sản có giá trị nhiều nhất là nông sản. Gần như nhiều doanh nghiệp rất ít tài sản thế chấp là bất động sản nên phương thức cấp tín dụng cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực này phải tập trung chú trọng đến chính sách tài sản thế chấp là hàng hóa. Đồng thời mặt hàng nông sản thường mang tính thời vụ nên việc có chính sách tài trợ cho vay thu mua dữ trự mà chưa có hợp đồng đầu ra cũng là một đặc thù. Chính vì thế mà nên đưa ra tỷ
lệ giới hạn cho vay thu mua dữ trự chiếm tối đa là bao nhiêu giá trị hạn mức. Có thể xem xét ở cho vay thu mua dữ trự là 30% giá trị hạn mức tín dụng vì để tránh khả năng không thanh khoản được hàng tồn kho. Ngoài ra, Trong phương thức giải ngân thì do đặc thù thu mua nông sản là từ các hộ gia đình hoặc cá nhân nên gần như phải giải ngân tiền mặt. Để kiểm soát giải ngân tiền mặt thì đưa ra quy trình kiểm soát chặt chẽ như bảng kê mua hàng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho
Riêng đối với lâm nghiệp thì hiện chủ yếu là các DN kinh doanh về thương mại gỗ/ hoặc sản xuất các sản phẩm liên quan đến gỗ thì hoạt động sản xuất và xem xét tín dụng truyền thống vì cũng không nhiều đặc thù.
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất khẩu (XK) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. XK đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; XK góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh (SXKD) phát triển;.v.v. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) XK đang phải đối mặt với hàng loạt rủi ro trong đó có rủi ro về thị trường do suy giảm kinh tế, gia tăng các rào cản thương mại, rủi ro về vốn đầu tư, rủi ro về tỷ giá,.v.v.
Vốn dành cho các DN đến từ rất nhiều nguồn khác nhau như: tín dụng nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả tạm thời, vốn tự có, vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty, tín dụng ngân hàng (NH),.v.v. Đối với các DNXK, có thể khẳng định, tín dụng NH đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi khó khăn về nguồn vốn được dự đoán, thì việc sử dụng hiệu quả, nắm bắt rõ các phương thức cung cấp vốn của NH sẽ đem lại cho các DNXK những cơ hội tăng trưởng SXKD, mở rộng thị trường với chi phí hợp lý nhất.
DNXK thông thường trải qua 5 giai đoạn trong chu kỳ SXKD: (1) Nhận đơn hàng XK/Kí kết hợp đồng XK /nhận thư tín XK; (2) Mua/ nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất; (3) Sản xuất ; (4) Giao hàng và xuất trình chứng từ hàng hóa đến NH; (5) Nhận tiền thanh toán từ người nhập khẩu/ NH nhập khẩu.
Các DNXK ở Việt Nam quen sử dụng phương thức vay thông thường để phục vụ phần lớn nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của mình. Cho vay thông thường là việc khách hàng sử dụng một khoản tiền do NH cung cấp trong một thời gian nhất định và hoàn trả gốc, lãi khi đến hạn. Đây là hình thức tín dụng truyền thống theo đó NH cung cấp tín dụng thông qua thẩm định khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, phương án SXKD v.v của khách hàng. Các khoản tín dụng dạng này có thể là một lần, theo hạn mức hoặc theo hợp đồng tín dụng tuần hoàn. Khách hàng có thể sử dụng khoản tín dụng này trong bất kỳ giai đoạn SXKD nào miễn là thuộc phương án SXKD đã được NH thẩm định. Tuy nhiên, do các DNXK ở Việt Nam chủ yếu là các DN vừa và nhỏ nên việc tiếp cận khoản vốn tín dụng theo hình thức này khó khăn hơn so với các DN SXKD khác. Nếu tiếp cận được thì mức lãi suất mà DN phải chịu khá cao, hạn mức tín dụng được cấp cũng chỉ ở mức khiêm tốn. Tận dụng những đặc điểm sẵn có trong chu kỳ SXKD, DNXK có thể tìm kiếm được những nguồn vốn giá rẻ hơn từ NH. Cụ thể, trong 5 giai đoạn kể trên, DNXK có thể tìm kiếm nguồn tín dụng NH tại các giai đoạn (1), (2) và (4).
Chính các đặc thù của DNXK thì ngân hàng đưa ra phương cấp tính dụng sau: + Tín dụng ứng trước cho người XK: DNXK cũng có thể tiếp cận các khoản
tín dụng ứng trước trực tiếp từ NH phục vụ. Thông qua việc thế chấp thư tín dụng XK, thẩm định phương án SXKD của một thương vụ riêng lẻ, không liên quan quá nhiều đến việc thẩm định khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, NH có thể ứng trước cho DNXK và lấy nguồn thu từ hoạt động XK làm khoản hoàn trả cho các khoản ứng trước này. Phương thức này tỏ ra khá có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu vốn của các DNXK khi mà các DNXK – đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng thông thường.
+ Cho vay trên cơ sở hối phiếu: Trong trường hợp DNXK đồng ý cho người nhập khẩu trả chậm thì khi giao hàng DNXK sẽ nhận lại một hối phiếu có thời hạn, là cam kết của người nhập khẩu trả tiền khi đáo hạn. Đây là đặc điểm điển hình của các giao dịch XK của các DNXK Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,.v.v. Khi cần vốn tại thời điểm hối phiếu
chưa đến hạn, DNXK có thể yêu cầu một khoản TDNH bằng cách đem chiết khấu các hối phiếu. Hình thức này rất phổ biến ở các nước vì việc chiết khấu thường dễ dàng và và đem lại lợi ích cho DNXK vì ngay khi giao hàng hóa, DNXK đã có doanh thu từ hoạt động XK để tái đầu tư, sản xuất.Thời hạn vay được tính bằng thời hạn còn lại chưa đến hạn thanh toán của hối phiếu. Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu. Cơ sở để xác định giá trị tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và các khoản phí liên quan.Lãi suất chiết khấu thường phụ thuộc vào: khả năng thanh toán của người nhập khẩu, thời hạn thanh toán, giá trị hối phiếu. Do vậy, một NH lớn với mạng lưới đại lý rộng khắp sẽ có hiểu biết tốt nhất về các nhà nhập khẩu trên toàn thế giới và cung cấp một lãi suất chiết khấu có lợi nhất DNXK.
+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá XK: Đây là hình thức tín dụng NH cấp cho DNXK trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa XK trước khi đến hạn thanh toán. Như vậy, Ngân hàng đưa ra các phương thức cấp tín dụng thông qua chiết khấu BCT hàng hóa của các phương thức LC, DA, DP. Tùy theo mức độ rủi ro trong từng phương thức mà tỷ lệ tài trợ cao hay thấp. Xem xét tỷ lệ tài trợ trên các phươn thức thanh toán xuất khẩu: LC 90%- 95%, DA và DP có thể 80%-90%.
Đối với DNNK thì ngược lại với DNXK. Techcombank đưa ra phương thức cấp tín dụng tập trung vào việc tài trợ nhập khẩu hàng hóa., cũng như cung cấp thêm hạn mức LC để tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa. Ngoài những yếu tố truyền thống xem xét phê duyệt tín dụng thì Techcombank cần chú ý hơn ở tỷ lệ ký quỹ LC, cho tín chấp hay không trong thời gian chờ BCT về, Tài sản đảm bảo có thể xem xét chính lô hàng hình thành từ vốn vay ưu tiên áp dụng đối với hình thức LC, DA và DP vì ngân hàng quản lý BCT hàng hóa . - Cho vay thương mại trong nước và dịch vụ. Trong hoạt động thương mại trong nước hiện nay Techcombank cũng đã định hướng các khách hàng là DNNVV trong ngành thương mại phân phối các hàng hóa tiêu dùng và thiết yếu. Các DN này nên có các phương thức cấp tín dụng dựa vào điều kiện là dòng tiền và tài sản là hàng hóa để cấp tín dụng. Lý do gần như các DN hoạt động trong lĩnh
vực này rất ít tài sản, thương mại đơn thuần, nhưng được dòng tiền khá lớn vì tốc độ luân chuyển hàng hóa rất nhanh. Đối với một đối tác thương hiệu uy tín lớn như Masan , Unilever… thì có thể cấp tín dụng cho nhà phân phối theo phương thức Hạn mức thấu chi. Tuy nhiên kiểm soát mục đích giải ngân chỉ thanh toán tiền hàng duy nhất cho Masan/ hoặc Unilever… Đồng thời, xây dựng bộ máy quản lý cảnh báo hàng tồn kho và dòng tiền, cộng với những cam kết từ các tập đoàn lớn thương hiệu mà ký với Techcombank cung cấp tín dụng tài trợ Nhà phân phối cho họ.