Ngân hàngThương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 40 - 42)

Tên đầy đủ và chính thức: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch: BIDV.

Vốn điều lệ: 32.573.242 triệu đồng (tại thời điểm 31/12/2018 phần vốn nhà nước chiếm 95,28% vốn điều lệ và phần vốn cổ đông khác chiếm 4,72% vốn điều lệ)

Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của BIDV) được thành lập ngày 26/04/1957 theo Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ trực thuộc Bộ tài chính. Giai đoạn từ năm 1957 - 1981 gắn với thời kỳ “lập nghiệp - khởi nghiệp” của BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Từ ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được chuyển từ Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Giai đoạn 1981 - 1990 gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới. Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giai đoạn 1990 - 2012 gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một NHTM “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của

một NHTM, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.

Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng TMCP, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, giai đoạn 2012 đến nay là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng TMCP hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

Trong giai đoạn này, BIDV đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch kinh doanh, gia tăng năng lực cạnh tranh, gia tăng sức mạnh nội tại về “chất”, có ý nghĩa căn bản, lâu dài đối với sự phát triển của hệ thống và vươn lên trở thành ngân hàng TMCP đứng đầu thị trường và có tính bền vững, ổn định.

BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam.

Đến năm 2018, BIDV đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước, với tổng số điểm mạng lưới là 190 chi nhánh trong nước với 871 phòng giao dịch và 1 chi nhánh nước ngoài (Chi nhánh BIDV Yangon tại Myanmar), số nhân viên trong hệ thống BIDV là 25.416 nhân viên.

Theo báo cáo thường niên năm 2018 của BIDV, thì trong năm 2018 BIDV đã đạt được một số thành tựu:

 Tổng tài sản đạt 1.313.038 tỷ đồng, tăng trưởng 9,2% so với năm 2017, giữ vững vị thế là NHTM mại có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.

 Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 1.258.486 tỷ đồng, tăng trưởng 9,1% so với năm 2017; trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư là 1.029.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,5% huy động vốn toàn ngành ngân hàng.

 Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.216.957 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4% so với năm 2017; trong đó cho vay nền kinh tế 976.334 tỷ đồng, tăng trưởng 14,1% so với năm 2017, chiếm khoảng 13% quy mô tín dụng toàn

ngành ngân hàng.

 Các công ty con, liên doanh, liên kết hoạt động ổn định, đóng góp 666 tỷ đồng vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống với điểm nhấn nổi trội của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, Công ty cổ phần Chứng khoán ngân hàng Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)