Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 34)

1.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan

1.5.1.1. Mục tiêu chiến lược, đinh hướng phát triển của ngân hàng

Hoạt động Bancassurance muốn thành công, cần có chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng. CTBH và ngân hàng cần thống nhất lộ trình và bước đi phù hợp để xây dựng mô hình hợp tác.

Với CTBH, chiến lược phát triển Bancassurance có thể nhằm tăng doanh thu, thúc đẩy tăng thị phần, đặc biệt là tạo ra kênh phân phối thay thế các kênh phân phối truyền thống trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh. Tương tự với Ngân hàng, việc triển khai thêm các sản phẩm bảo hiểm vừa giúp ngân hàng tăng thêm doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Chiến lược phát triển của ngân hàng, định vị khách hàng mục tiêu tập trung vào khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp CTBH lựa chọn và hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngân hàng và khách hàng. (Nguyễn Thanh Hoa, 2014)

Do vậy, ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu và xây dựng một chiến lược phát triển hoạt động Bancassurance nhằm đảm bảo việc phát triển dịch vụ này được thực hiện một cách hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

1.5.1.2. Nguồn nhân lực

Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ, vì vậy nó mang những đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ, ngoài ra sản phẩm bảo hiểm cũng có những đặc điểm riêng

đặc biệt là sản phẩm không mong đợi, điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần tuý, mặc dù đã mua sản phẩm nhưng khách hàng đều không muốn rủi ro xảy ra để được CTBH bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, do đó số tiền mà CTBH bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn. Do đó để phát triển hoạt động Bancassurance, yếu tố con người luôn được đánh giá cao, là yếu tố quan trọng để thành công.

Ngoài ra với ngân hàng, yếu tố con người càng vô cùng quan trọng bởi doanh thu từ Bancassurance thường không lớn so với tỷ trọng doanh thu mang lại từ hoạt đông ngân hàng nên việc phân bổ nguồn lực cho hoạt động Bancassurance cần phải được chú trọng.

Điều này đòi hỏi cán bộ thực hiện hoạt động Bancassurance cần là những người tâm huyết, nhiệt tình có kỹ năng cao, thể hiện được niềm đam mê và cam kết với công việc ngoài những kiến thức về bảo hiểm và ngân hàng và các kỹ năng cần thiết để giao tiếp, tư vấn và bán bảo hiểm hoặc hỗ trợ bán hàng. (Nguyễn Thanh Hoa, 2014)

Ngoài ra, các cán bộ kinh doanh của Ngân hàng cũng cần được trang bị kỹ năng về sản phẩm bảo hiểm, kỹ năng tư vấn và thuyết phục khách hàng hoặc được cấp chứng chỉ phân phối bảo hiểm. Các vị trí và mô hình tổ chức trong bộ phận Bancassurance tại ngân hàng và CTBH cần được phân định rõ và lựa chọn “đúng người, đúng việc” để triển khai Bancassurance hiệu quả.

Năng lực quản trị, điều hành của lãnh đạo ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt đông Bancassurance phát triển ổn định, an toàn và bền vững.

Muốn vậy, các nhà lãnh đạo ngân hàng không chỉ biết tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ bảo hiểm, phải biết phân tích đánh giá các rủi ro có thể có của hoạt động Bancassurance, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ, nắm bắt nhu cầu của khách hàng…để có những chính sách thích hợp.

Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo cán bộ, chuẩn bị được lực lượng cán bộ có chuyên môn trước khi triển khai nhiệm vụ mới.

1.5.1.3. Hệ thống mạng lưới và công nghệ Ngân hàng

Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng cung ứng Bancassurance của các ngân hàng.

Việc hiện diện khắp các địa bàn cùng việc đầu tư hệ thống trụ sở giao dịch khang trang với cơ sở vật chất hiện đại, tọa lạc tại các vị trí đắc địa, thuận lợi cho giao dịch sẽ tạo được tâm lý tốt và gây ấn tượng với mỗi khách hàng khi đến ngân hàng, từ đó sẽ thu hút được khách hàng ngày càng đông và đó chính là yếu tố quan trọng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó có Bancassurance khi tâm lý đa số khách hàng coi ngân hàng là đơn vị “bảo lãnh uy tín” cho CTBH.

Hoạt động Bancassurance luôn có sự gắn kết chặt chẽ với yếu tố công nghệ. Công nghệ cao giúp ngân hàng cung cấp được cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống, ngày nay khách hàng có nhu cầu ngày càng cao với những sản phẩm dịch vụ hiện đại, gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đây cũng là một trong những điều kiện cơ bản để các ngân hàng có thể phát triển đa dạng hơn các sản phẩm Bancassurance của mình. Do vậy, việc ngân hàng đi tắt đón đầu các công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ tạo cơ hội để phát triển hoạt động Bancassurance.

1.5.1.4. Hoạt động marketing, quảng cáo và xúc tiến bán hàng

Hoạt động marketing về Bancassurance liên quan đến việc định vị để tăng sự nhận biết về việc tham gia bảo hiểm qua ngân hàng. Chiến lược marketing hiệu quả sẽ quyết định hiệu quả trong triển khai Bancassurance bao gồm từ việc quảng bá về hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, ra mắt và triển khai sản phẩm, tăng cường kết hợp khuyến mãi và định vị chiến lược sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng, đề ra các chương trình quảng bá, khuyến mại cho khách hàng và chương trình thi đua bán hàng trong nội bộ.

Mục tiêu của marketing dịch vụ ngân hàng là phát triển và đưa ra các loại hình dịch vụ ngân hàng mới; ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại để phục vụ khách

hàng thông qua việc bán sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng nền tảng khách hàng bằng cách thu hút khách hàng mới, những người chưa sử dụng các dịch vụ Bancassurance và cuối cùng là tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhiệm vụ của marketing là xác định được các thị trường dịch vụ bảo hiểm tiềm năng, lựa chọn thị trường cụ thể và làm sáng tỏ nhu cầu của khách hàng và quan trọng hơn cả là phải xây dựng được chương trình đồng bộ và kế hoạch hoạt động để đảm bảo thành công những mục tiêu chính của nó.

Như vậy, marketing ngân hàng có thể xem như quá trình tìm kiếm thị trường (hiện tại và tương lai) có lợi cho sản phẩm Bancassurance. Quá trình này giúp ngân hàng xây dựng mục tiêu rõ ràng, con đường hình thành, phương pháp để thực hiện kế hoạch và những phương án để triển khai thành công.

1.5.1.5. Uy tín của ngân hàng

Trên thực tế, khách hàng lựa chọn ngân hàng không phải chỉ ngắn hạn cho một vài giao dịch, mà họ muốn chọn một người bạn luôn đồng hành và sẵn sàng cung cấp những lời khuyên tài chính hữu ích cho mình trong suốt một chặng đường dài của cuộc sống. Khách hàng quan tâm nhiều vấn đề khi lựa chọn ngân hàng, quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, sự nhanh chóng về mặt thời gian, cũng như mức độ an toàn thông tin, nhưng yếu tố đầu tiên trước khi khách hàng lựa chọn ngân hàng là uy tín của ngân hàng.

Việc tạo dựng uy tín của ngân hàng giữ một vai trò khá quan trọng trong việc phát triển Bancassurance khi các sản phẩm bảo hiểm là các sản phẩm vô hình với nhiều đặc điểm đặc thù riêng biệt.

1.5.2. Nhóm nhân tố khách quan 1.5.2.1. Môi trường pháp lý 1.5.2.1. Môi trường pháp lý

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực kinh doanh nhạy bén và phức tạp. Do vậy, ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật.

Hoạt động Bancassurance cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của nhà nước để điều chỉnh phù hợp với thị trường, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá

trình hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và CTBH; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị, cảnh báo kịp thời để hoạt động Bancassurance có thể phát triển hiệu quả và bền vững.

Do đó việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Bancassurance có vai trò rất lớn trong việc phát triển hoạt động Bancassurance giữa các ngân hàng và CTBH.

1.5.2.2. Yếu tố tâm lý

Nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn sở thích và phục vụ cái tôi của bản thân là một trong những đặc trưng của người tiêu dùng hiện đại. Hoạt động cung ứng dịch vụ phải chú trọng đến tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Ngân hàng và CTBH cũng vậy, muốn phát triển dịch vụ bảo hiểm thì trước hết phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng, từng nhóm khách hàng khác nhau.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống lại các lý thuyết và những nội dung cơ bản của Bancassurance, gồm có cơ sở lý luận về Bancassurance, những nhân tố thúc đẩy sự hình thành của hoạt động Bancassurance, ưu điểm và nhược điểm của hoạt động Bancassurance, cơ sở lý luận về phát triển hoạt động Bancassurance và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động Bancassurance

Đây là cơ sở lý luận để tác giả đánh giá thực trạng hoạt động Bancassurance tại BIDV trong chương 2 và đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV trong chương 03.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các Công ty bảo hiểm. Nam và các Công ty bảo hiểm.

2.1.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

Tên đầy đủ và chính thức: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch: BIDV.

Vốn điều lệ: 32.573.242 triệu đồng (tại thời điểm 31/12/2018 phần vốn nhà nước chiếm 95,28% vốn điều lệ và phần vốn cổ đông khác chiếm 4,72% vốn điều lệ)

Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của BIDV) được thành lập ngày 26/04/1957 theo Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ trực thuộc Bộ tài chính. Giai đoạn từ năm 1957 - 1981 gắn với thời kỳ “lập nghiệp - khởi nghiệp” của BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Từ ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được chuyển từ Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Giai đoạn 1981 - 1990 gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới. Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giai đoạn 1990 - 2012 gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một NHTM “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của

một NHTM, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.

Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng TMCP, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, giai đoạn 2012 đến nay là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng TMCP hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

Trong giai đoạn này, BIDV đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch kinh doanh, gia tăng năng lực cạnh tranh, gia tăng sức mạnh nội tại về “chất”, có ý nghĩa căn bản, lâu dài đối với sự phát triển của hệ thống và vươn lên trở thành ngân hàng TMCP đứng đầu thị trường và có tính bền vững, ổn định.

BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam.

Đến năm 2018, BIDV đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước, với tổng số điểm mạng lưới là 190 chi nhánh trong nước với 871 phòng giao dịch và 1 chi nhánh nước ngoài (Chi nhánh BIDV Yangon tại Myanmar), số nhân viên trong hệ thống BIDV là 25.416 nhân viên.

Theo báo cáo thường niên năm 2018 của BIDV, thì trong năm 2018 BIDV đã đạt được một số thành tựu:

 Tổng tài sản đạt 1.313.038 tỷ đồng, tăng trưởng 9,2% so với năm 2017, giữ vững vị thế là NHTM mại có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.

 Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 1.258.486 tỷ đồng, tăng trưởng 9,1% so với năm 2017; trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư là 1.029.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,5% huy động vốn toàn ngành ngân hàng.

 Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.216.957 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4% so với năm 2017; trong đó cho vay nền kinh tế 976.334 tỷ đồng, tăng trưởng 14,1% so với năm 2017, chiếm khoảng 13% quy mô tín dụng toàn

ngành ngân hàng.

 Các công ty con, liên doanh, liên kết hoạt động ổn định, đóng góp 666 tỷ đồng vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống với điểm nhấn nổi trội của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, Công ty cổ phần Chứng khoán ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), BIC, BIDV Metlife….

Môt số ghi nhận và giải thưởng tiêu biểu quốc tế và trong nước của BIDV trong năm 2018:

 Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, 4 năm liên tiếp từ 2015 đến 2018, do Tạp chí The Asian Banker trao tặng.

 TOP 2.000 Công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới; TOP 40 Doanh nghiệp, TOP 3 Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam, do Tạp chí Forbes bình chọn

 TOP 2 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất Việt Nam, xếp vị trí 307 thế giới về giá trị thương hiệu (tăng 44 bậc); TOP 3 Ngân hàng có sức mạnh thương hiệu thay đổi nhiều nhất trên thế giới (tăng 22%), do Brand Finance bình chọn.

 Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam 2018, do Tạp chí Global Banking and Finance Review, Tạp chí Alpha Southeast Asia và Tạp chí Asian Banking Finance trao tặng.

 TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp 2017-2018, do Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố trong Bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018.

 Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất Việt Nam 3 liên tiếp (2016, 2017 và 2018), do VNBA và IDG phối hợp trao tặng.

 Chương trình chăm sóc khách hàng tốt nhất Việt Nam 2018, do Câu lạc bộ Ngành Chăm sóc khách hàng Việt Nam trao tặng….

2.1.2. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nam

và Phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch: Tổng công ty bảo hiểm BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)