ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 63 - 68)

ĐỒNG THÁP

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Trong những năm qua, thực hiện theo định hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ của BIDV, BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp đã quan tâm đến công tác khai thác hiệu quả thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn, bắt đầu chú trọng quan tâm đến hoạt động Marketing đưa ra nhiều hình thức quảng bá về sản phẩm dịch vụ mới, chính sách chăm sóc khách hàng quan trọng và khách hàng thân thiện bằng nhiều hình thức như khuyến mại, tặng quà sinh nhật, tặng quà ngày 08/03 …

Với quyết tâm trong việc thực hiện chiến lược phát triển hoạt động TDBL của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp đã đề ra. Trong những năm qua cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Ban lãnh đạo và sự cố gắng quyết tâm của toàn thể cán bộ BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp do vậy hoạt động TDBL đã đạt được một số kết quả khá tốt.

Về quy mô tín dụng bán lẻ

Quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ trong những năm qua có xu hướng tăng lên rõ rệt. Dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp năm 2015 đạt 1.291,95 tỷ đồng, tăng 12,93% so với 2014, sang năm 2016 dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh, tính đến 31/12/2016 dư nợ đạt 1.648,36 tỷ đồng tăng 27,59% so với năm 2015.

Về mạng lưới hoạt động

Trong năm 2016, sau quá trình tiếp nhận BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh, các phòng giao dịch của chi nhánh có sự phân bổ không đồng đều, cụ thể chi nhánh có 7 phòng giao dịch nhưng ở địa bàn Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Hồng Ngự tồn tại đến 2 Phòng giao dịch, còn địa bàn huyện Tam Nông và Tân Hồng chưa có điểm giao dịch nào của BIDV.

Do vậy, chi nhánh đã khẩn trương xin ý của Hội sở chính và NHNN tỉnh để điều chuyển 02 phòng giao dịch về huyện Tam Nông và Tân Hồng. Đến tháng 10/2016 công tác này hoàn thành và như vậy các huyện thị trong Tỉnh đã có điểm giao dịch của

BIDV. Mạng lưới phòng giao dịch đều đặt ở vị trí trung tâm, thuận tiện trong việc cung cấp, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Về các sản phẩm tín dụng

Giai đoạn 2014 - 2016, BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp đã tích cực triển khai các sản phẩm TDBL tới các khách hàng cá nhân, hộ gia đình bao gồm có các sản phẩm chủ yếu sau: (i) Sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp; (ii) Sản phẩm cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh (iii) Sản phẩm Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở; (iv) Sản phẩm Cho vay mua ô tô (v) Sản phẩm Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm. Nhìn chung số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ của chi nhánh cung cấp cho khách hàng so với các NHTM Nhà nước và các NHTM cổ phần trên địa bàn thì tương đối “đầy đủ” và đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Việc đa dạng hoá các sản phẩm đã tạo thêm sự lựa chọn và hấp dẫn đối với khách hàng vay vốn, đảm bảo sự tồn tại, phát triển, tăng tính cạnh tranh về tín dụng bán lẻ với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Về hiệu quả kinh doanh

Nguồn thu nhập từ tín dụng bán lẻ chiếm một tỷ lệ rất lớn khoảng trên 50% tổng thu nhập của Chi nhánh. Trên thực tế lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng bán lẻ là rất cao, khi mà NIM (Net interest margin) cho vay thực tế đối với các sản phẩm này thường cao hơn nhiều so cho vay các doanh nghiệp.

Hiện nay, thị trường tín dụng bán lẻ của các ngân hàng ngày càng bị chia nhỏ và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong xu hướng đó, ngân hàng một mặt phải củng cố các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mặt khác phải hoàn thiện, cải tiến các sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút thêm những khách hàng mới mà chủ yếu là các khách hàng cá nhân, nhằm chiếm lĩnh thị phần. Do vậy ngân hàng cần xây dựng cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường TDBL càng sớm càng tốt.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Về cơ cấu và số lượng sản phẩm cung cấp

Sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp hiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm còn hạn chế, mới chỉ gói gọn trong vài sản phẩm chủ yếu.

Cơ cấu cho vay bán lẻ chưa đa dạng. Hiện tại chủ yếu vẫn là các khoản vay đáp ứng nhu cầu cho cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các sản phẩm cho vay đảm bảo bằng GTCG/TTK, các khoản vay tiêu dùng tín chấp trong khi đó sản phẩm cho vay mua ô tô, thẻ tín dụng còn chiếm tỉ lệ rất thấp. Trong khi đó sản phẩm cho vay du học và cho vay đầu tư chứng khoán không có phát sinh dư nợ.

Về chính sách tiếp thị khách hàng

Chính sách tiếp thị khách hàng chưa thực sự hiệu quả: Chi nhánh chưa chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng, chủ yếu là những khách hàng có nhu cầu tìm đến trụ sở ngân hàng để xin cấp tín dụng. Trong khi đó, công tác tiếp thị khách hàng ở một số Ngân hàng TMCP khác được triển khai rất tích cực. Theo khảo sát thì khách hàng chọn chi nhánh để quan hệ tín dụng chủ yếu đến từ thương hiệu BIDV và giá cả dịch vụ.

Về nợ xấu, nợ quá hạn

Mặc dù chi nhánh đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nợ quá hạn trong năm 2016, nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn TDBL vẫn ở mức cao, không hoàn thành được kế hoạch đã giao của Hội sở chính.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan:

Trước đây chi nhánh chỉ quan tâm phục vụ đối tượng là các doanh nghiệp và tập trung cho vay đối tượng này với các khoản vay lên đến hàng tỷ đồng, lớn hơn gấp nhiều lần so với các món vay bán lẻ. Về mặt tâm lý cũng như nghiệp vụ, chi nhánh thường có xu hướng giải quyết những món vay có giá trị lớn. Đây là những yếu tố chính khiến cho chi nhánh nói chung và các cán bộ khách hàng nói riêng chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng bán lẻ này do vậy quan điểm, nhận thức về việc chuyển hướng mở rộng phát triển sang kinh doanh bán lẻ chưa được cán bộ thực sự coi trọng. Hàng năm Hội sở đều có mở các lớp tập huấn về tín dụng bán lẻ, nhưng số lượng cán bộ khách hàng của chi nhánh đi tập huấn còn hạn chế.

Công tác tiếp thị của chi nhánh đối với khách hàng bán lẻ chưa được triển khai, thực hiện bài bản. Lực lượng cán bộ khách hàng cá nhân chưa chủ động tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng để xin cấp tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong năm 2016, tăng đột biến so với những năm trước do nhiều khoản vay tiếp nhận từ BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh tiền thân là MHB Đồng Tháp có chất lượng tín dụng không tốt, lúc tiếp nhận đã quá hạn, nợ xấu.

BIDVthực hiện cơ chế mua bán vốn tập trung, khi chi nhánh huy động được vốn sẽ bán lại cho Hội sở chính và khi chi nhánh cho vay sẽ mua lại vốn từ Hội sở chính. Cơ chế này làm cho chi nhánh không tự chủ trong nguồn vốn của mình, cũng như làm giảm lợi nhuận của chi nhánh do phải thông qua khâu trung gian.

Thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp. Trước đây, người dân Việt Nam rất xa lạ với hoạt động ngân hàng do họ ít có nhu cầu với ngân hàng và do cả yếu tố tâm lý ngại ngần. Với những yêu cầu chặt chẽ từ phía ngân hàng, để biết được điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn gồm những gì, đến khi chuẩn bị được bộ hồ sơ theo đúng quy định, khách hàng phải đi lại rất nhiều lần đến ngân hàng do chưa hoàn thiện đúng hồ sơ theo yêu cầu, khiến họ mất nhiều thời gian, từ đó làm giảm mong muốn đến ngân hàng vay tiền của khách hàng.

BIDV thực hiện tập trung nhân sự bộ phận QTTD về trụ sở chi nhánh đã dẫn đến việc giải ngân hồ sơ tốn thời gian thêm. Do phải tốn thêm khâu scan hồ sơ, gửi và nhận hồ sơ trên chương trình web nội bộ.

Nguyên nhân khách quan

Cơ chế chính sách ban hành và các định hướng phát triển kinh tế chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế trong nước và các biến động xấu có thể xảy ra, khiến cho cá nhân, hộ kinh doanh trong nước theo đó rơi vào tình thế bị động, khả năng tự xoay xở bị hạn chế, năng lực tài chính yếu, khả năng quản trị điều hành kém…nên đã để xảy ra nhiều tổn thất, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, trực tiếp ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng, theo đó nợ xấu tăng đột biến trong toàn bộ hệ thống các NHTM.

Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường tín dụng bán lẻ của các NHTM. Nhận thức được lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động tín dụng bán lẻ, các NHTM đã đồng loạt tham gia vào thị trường này và đua nhau thực hiện các chiến thuật cạnh tranh dưới nhiều hình thức nhằm dị biệt hoá các sản phẩm của mình với các tiện ích đa dạng từ đó tăng khả năng thu hút khách hàng về với mình.

Trên đây là những hạn chế cũng như nguyên nhân chủ yếu của tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong thời gian tới, chi nhánh cần xác định rõ những định hướng kinh doanh cụ thể, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, đưa lĩnh vực này trở thành một trong những hoạt động cho vay cơ bản của chi nhánh.

Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp, phân tích thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp theo nội dung của sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Từ đó, chương 2 đã đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế, nguyên nhân trong quá trình phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp. Những đánh giá về thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất của đề tài.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 63 - 68)