Giải pháp phát triển theo chiều sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 72 - 73)

3.2.2.1. Tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn tồn động

Trong năm 2016, nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ quá hạn TDBL trong năm 2016 là 3,14% trong khi các năm trước đây chỉ dao động ở mức 1,7%, tỷ lệ nợ xấu TDBL trong năm 2016 là 1,97% trong khi các năm trước tỷ lệ nào chỉ dao động ở mức 0,6 -0,7%.

Trong năm 2017, chi nhánh cần tập trung xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn tồn đọng.

Tiến hành làm việc với khách hàng có nợ xấu, nợ quá hạn. Đôn đốc khách hàng trả nợ. Điểm lưu ý ở đây, nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do tiếp nhận từ BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh, do vậy tiến hành làm việc với khách hàng có thể giao cho cán bộ trước đây cho vay, để tiện trong việc thuyết phục khách hàng trả nợ. Đối với các khoản vay sản xuất kinh doanh, nếu khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ, chi nhánh đẩy nhanh tiến hành xử lý tài sản của khách hàng để thu hồi nợ. Đối với khách hàng có thiện chí trả nợ, chi nhánh có thể xem xét giảm một phần lãi của khoản vay,

qua đó hỗ trợ phần nào cho khách hàng cũng như tạo điều kiện cho chi nhánh xử lý nhanh các khoản nợ xấu.

Riêng đối với các khoản vay tiêu dùng tín chấp, khi khách hàng đã nghỉ việc, khoản vay đã quá hạn, chi nhánh cần làm việc với khách hàng và cả đơn vị công tác trước đây để có thể thu hồi nợ từ phần tiền bảo hiểm xã hội của khách hàng. Trường hợp khách hàng mất do bệnh hay tai nạn thuộc đối tượng hỗ trợ bảo hiểm, có thể liên hệ với công ty bảo hiểm BIC (Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam) để xem xét, yêu cầu hỗ trợ.

Khi đã thu hồi được nợ xấu, sẽ góp phần giảm đi khoản trích lập dự phòng rủi ro cho chi nhánh, góp phần tạo thuận lợi trong việc tăng lợi nhuận kinh doanh.

Đối với những khoản nợ đã hạch toán ngoại bảng, có kế hoạch làm việc cụ thể với từng khách hàng để thu hồi nợ, bán, xử lý tài sản bảo đảm.

3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng, kiểm tra, kiểm soát khi cấp tín dụng

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của BIDV và của NHNN liên quan đến chất lượng tín dụng.

- Tích cực thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau cho vay là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro, hạn chế nợ xấu và lãi treo:

+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi cấp tín dụng theo quy định nội bộ của BIDV.

+ Khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu rủi ro: sử dụng vốn vay sai mục đích, chây ỳ, trả gốc và lãi chậm so với thỏa thuận trong hợp đồng, không có thiện chí trả nợ…cần tiến hành kiểm tra, xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Nâng cao vai trò của phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh. Các loại rủi ro: rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,... có liên quan đến nhau, do vậy để hạn chế rủi ro tín dụng nói riêng và rủi ro nói chung cần xây dựng những kế hoạch, giải pháp cụ thể để phòng tránh giảm thiểu rủi ro định kì. Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)