Định hƣớng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 68 - 69)

Trong bối cảnh Ngành Ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, Ban Lãnh đạo BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp đã triển khai quyết liệt có hiệu quả các định hướng, giải pháp đề ra, đạt được những dấu ấn quan trọng nổi bật:

Thứ nhất, chi nhánh luôn nghiêm túc, đi đầu trong việc thực thi các chỉ đạo của BIDV về tín dụng, lãi suất, áp dụng có hiệu quả các gói tín dụng mà BIDV đưa ra …

Thứ hai, theo sự chỉ đạo của BIDV, chi nhánh đã hoàn tất tốt đẹp công tác tiếp nhận BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh và bàn giao phòng giao dịch Nguyễn Sinh Sắc. Tiếp tục đạt được nhiều thành công trong tái cơ cấu về mặt mạng lưới trong năm 2016. Cụ thể, trong năm 2016 chi nhánh đã tái cấu trúc và điều chuyển địa bàn hoạt động 02 phòng giao dịch, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng trên địa bàn.

Thứ ba, thay đổi định hướng kinh doanh, từ chủ yếu phụ thuộc khách hàng doanh nghiệp về quy mô và lợi nhuận, BIDV chuyển sang đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm qua thời từng năm.

Trong thời gian qua, mặc dù đã tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn tuy nhiên hiện tại tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao so với những năm trước đây. Để có thể đạt được những thành tựu tốt, chi nhánh đã có những định hướng chung như sau:

Tăng trưởng tín dụng bán lẻ có hiệu quả phù hợp với nguồn vốn huy động và các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ nguồn vốn để phát triển kinh tế:

- Ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với các khách hàng tốt, tập trung vào khu vực sản xuất, hạn chế tập trung vào các lĩnh vực phát sinh đầu cơ (như kinh doanh bất động sản, chứng khoán). Tăng cường và nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các ngành, lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên khuyến khích, thế mạnh của địa phương..

- Nghiên cứu và áp dụng các gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng cá nhân mà BIDV ban hành, đem lại hiệu quả cho chi nhánh và khách hàng.

- Cơ cấu tài sản có tín dụng để đảm bảo và cải thiện hệ số an toàn vốn, tăng tỷ trọng tài sản có hệ số rủi ro thấp, tăng cường tối đa tài sản bảo đảm, đặc biệt tài sản đảm bảo là nhà ở, quyền sử dụng đất.

- Tiếp tục triển khai chính sách phân nhóm khách hàng với mục tiêu gia tăng quy mô hợp tác (dư nợ, huy động vốn, dịch vụ)..

Quyết liệt xử lý nợ xấu gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu.

- Chủ động rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu, nợ bị kéo nhóm do các tổ chức tín dụng khác thực hiện theo CIC, phân loại nợ theo đúng quy định. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với các khách hàng khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

- Kiên quyết áp dụng chế tài đối với Lãnh đạo và các cán bộ liên quan của chi nhánh để phát sinh nợ xấu mới, có các sai phạm nghiêm trọng như cho vay đảo nợ, định sai giá trị tài sản thế chấp, không tuân thủ quy trình tín dụng, không chấp hành và đảm bảo các điều kiện tín dụng theo ủy quyền của Hội sở chính.

- Đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)