1.2 .Các khái niệm cơ bản có liên quan đến luận văn
1.2.2. Quản lý, Quản lý giáo dục
+ Quản lý
Quản lý là yếu tố có vai trị quyết định cho sự phát triển của các quốc gia và các tổ chức.
Theo Nguyễn Bá Dương thì quản lý là : “Biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [17, tr23].
Theo Daft (2000) Quản lý là “việc thực hiện các mục đích của tổ chức một cách hiệu quả và đạt hiệu xuất tốt, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức” [dẫn theo 23, tr.23].
Khi đề cập đến vai trò của quản lý, C.Mác chỉ rõ: “Bất cứ một lao động xã hội
hay lao động chung nào mà tiến hành trên một qui mơ khá lớn đều u cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa các hoạt động cá nhân .... Một ngưởi nghệ sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng. Quản lý là yếu tố khách quan của mọi quá trình lao động xã hội, là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm sốt q trình tiến tới mục tiêu" [dẫn theo 17-, tr24].
....333333333Quan niệm truyền thống: “Quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu xác định.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song chúng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường’’. Do vậy, thực tế quản lý ở trường học chính là sự tác động một cách khoa học, cụ thể của chủ thể quản lý đến hệ thống giáo dục trong nhà trường, nhằm làm cho hệ vận hành giáo dục đạt đến một trạng thái mới phù hợp và có chất lượng hơn.
+ Quản lý giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành phối
hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục Quốc dân” [1, tr.7].
Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: “Quản lý giáo dục là những tác động có hệ
thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục” [27, tr23].444444444