3.1.2 .Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống của trường THPT Chu
3.2.2. Biện pháp 2 Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục giá trị
sống và phân công trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường
*Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.
Mục đích này có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch năm học nói chung, trong đó có hoạt động giáo dục GTS cho học sinh. Do vậy từ việc phân công trách nhiệm cho từng bộ phận phải rõ ràng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ đặc thù. Các chủ thể phải chủ động cơng việc, chịu trách nhiệm chính và khắc phục mọi khó khăn để hồn thành cơng việc.
*Nội dung biện pháp.
+ Đối với lãnh đạo trường THPT Chu Văn An
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GDGTS cho học sinh có hiệu quả. Trực tiếp chỉ đạo GVCN làm tốt công tác GDGTS cho học sinh. Kết hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động để GDGTS cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giám sát các hoạt động GDGTS học sinh. Lập dự trù kinh phí cho hoạt động GDGTS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ quản lý, giáo viên. Bảo đảm đủ biên chế, tăng cường đào tạo lại để cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng tổ chức hoạt động GDGTS cho học sinh.
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDGTS theo tinh thần và định hướng của ban chỉ đạo. Kế hoạch phải đảm bảo rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp vối đối tượng học sinh của lớp mình, mang tính khả thi cao nhằm mục đích trang bị cho học sinh các GTS.
- Phối hợp chặt chẽ với CMHS trong việc giáo dục học sinh, tìm hiểu hồn cảnh của học sinh. Thông qua học sinh tuyên truyền tới CMHS về GTS, từ đó cơng tác GDGTS được CMHS quan tâm và có biện pháp giúp đỡ học sinh ngay từ trong sinh hoạt đời thường.
+ Đối với giáo viên bộ môn.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học, thực hiện tốt việc dạy liên môn và lồng ghép nội dung GDGTS cho học sinh theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo nhà trường.
- Tích cực giữ gìn đạo đức nhà giáo, thường xun cập nhật các GTS để làm phong phú bài giảng giúp học sinh tích lũy và hiểu được các GTS cốt lõi và từ đó biết chuyển GTS đó thành riêng của từng học sinh.
- Trung thực, đồn kết, cơng bằng, tơn trọng, có lịng vị tha và u thương học sinh thực sự.
- Tích cực phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, với lực lượng đồn thanh niên trong cơng tác giáo dục học sinh.
+ Đối với tổ chức Đoàn thanh niên.
- Xây dựng và tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch về việc tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khóa cho đồn viên thanh niên.
- Thành lập các đội cờ đỏ, đội tự quản, ban quản sinh tăng cường công tác quản lý nề nếp, kịp thời ngăn chặn các lệch lạc trong tư tưởng và hành động của đoàn viên thanh niên.
- Xây dựng nội quy, tiêu chí thi đua, hàng tuần tổng hợp đánh giá, phê bình, nêu gương người tốt việc tốt... Báo cáo ban chỉ đạo và hiệu trưởng về việc nhận thức, áp dụng các giá trị sống trong học tập công tác của học sinh.
*Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp.
+ Ngay từ đầu năm học BGH tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, giao kể hoạch năm học cho các bộ phận để các bộ phận căn cứ vào đó xác định cho mình các nhiệm vụ cơ bản.
+ Tổ chức cho các bộ phận thực hiện các công việc sau: - Nghiên cứu nhiệm vụ năm học
- Nghiên cứu bối cảnh dạy học.
- Xác định chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, của mỗi các nhân.
- Tổ chức cho các tổ chuyên môn nghiên cứu bài học, dự kiến các hoạt động được tổ chức trong năm.
+ Yêu cầu các bộ phận xây dựng kế hoạch tổng thể, duyệt kế hoạch đầu năm và kế hoạch dài hạn.