Biện pháp 3 Quản lý kế hoạch hóa hoạt động giáo dục GTS phù hợp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông chu văn an, tỉnh thái bình​ (Trang 80 - 81)

3.1.2 .Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống của trường THPT Chu

3.2.3. Biện pháp 3 Quản lý kế hoạch hóa hoạt động giáo dục GTS phù hợp vớ

trường THPT Chu Văn An như một bộ phận cấu thành của kế hoạch chung của nhà trường

*Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.

Kế hoạch hóa phải được xây dựng chi tiết cụ thể, chỉ rõ các mục tiêu cần đạt trong từng mốc thời gian cụ thể, các chủ thể chịu trách nhiệm chính, các nguồn lực cần huy động, các khó khăn có thể gặp phải để khắc phục, và được tích hợp vào kế hoạch chung của nhà trường.

*Nội dung biện pháp.

Trong kế hoạch cần có các nội dung chính sau:

- Mục tiêu chung và cụ thể cần đạt sau năm học, học kỳ, tuần. - Những nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện. - Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.

- Thời điểm tổ chức thực hiện.

- Các tổ chức- các nhân chịu trách nhiệm chính.

- Các lực lượng khác , như CMHS, các tổ chức xã hội cần được huy động. - Các nguồn lực như: cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính...

Đặc biệt trong kế hoạch cần chỉ rõ vai trò của học sinh như một đồng chủ thể trong quá trình rèn luyện các GTS cho bản thân.

*Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp.

Để xây dựng một kế hoạch tốt, khả thi trong điều kiện của nhà trường, từ Hiệu trưởng, BGH cùng toàn thể giáo viên phải chung sức thực hiện các việc sau:

+ Nghiên cứu bối cảnh địa phương trường đóng, nhằm xác định:

- Những đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, lịch sử, văn hóa, truyền thống địa phương.

- Những đặc điểm về trình độ dân trí của người dân, trong đó có CMHS. Các phong trào, các cuộc vận động của địa phương.

- Những đặc điểm tâm lý, thói quen sở trường, điểm yếu... của học sinh trong trường khi ứng sử giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của các em.

+ Đánh giá lại đội ngũ giáo viên, GVCN, Các tổ chức trong nhà trường, xác định điểm mạnh, điểm yếu trong giáo dục GTS.

+ Đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất và tài chính. + Đánh giá lại thành tích dạy học các năm trước liền kề. + Nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học.

Kế hoạch giáo dục GTS cho học sinh có thể bố cục như sau: * Phần mở đầu.

* Nội dung kế hoạch.

- Những giá trị sống cần rèn luyện.

- Chia các GTS vào các thời điểm phù hợp trong học kỳ và năm học. - Xác định các hình thức tổ chức..

- Cơ chế phối hợp, huy động lực lượng..

- Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, thanh tra trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông chu văn an, tỉnh thái bình​ (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)