2.1.2 .Các điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội
2.1.3. Thực trạng giáo dục của trường THPT Chu Văn An, Thái Bình
2.1.3.1.Vài nét về các trường THPT Chu Văn An, Thái Bình
Trường THPT Chu Văn An nằm phía đơng nam thành phố Thái Bình,cách trung tâm thành phố 6 km. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường gồm 13 xã lân cận thành phố Thái Bình. Trường có 33 lớp với 1500 học sinh và 80 cán bộ giáo viên.
+ Tháng 10 năm 1972 trường cấp ba Vũ Quý được thành lập, trước đó chỉ là phân hiệu của trường cấp ba Vũ Tiên, Kiến Xương.
+Tháng 10 năm 2002 kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường, trường được đón nhận Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng; đón nhận quyết định của UBND Tỉnh Thái Bình cho phép nhà trường đổi tên là:Trường THPT Chu Văn An.
+40 năm cần mẫn với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ cán bộ,giáo viên trường THPT Chu Văn An ln đồn kết, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục.
+40 năm qua là một chặng đường Trường cấp III Vũ Quý, nay là trường THPT Chu Văn An không ngừng đổi mới. Những cố gắng ấy đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý:
-Năm 2010-2011 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
-Năm 2012 nhân kỉ niệm 40 năm thành lập trường được Chủ tịch nước trao tặng phần thưởng cao quý, Huân chương lao động hạng Nhì.
* Đánh giá về ưu điểm và hạn chế -Ưu điểm:
+100% cán bộ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn, có 10 đ/c đạt trình độ trên chuẩn ( Thạc sỹ ), có 01 đ/c tiến sỹ về khoa học giáo dục, 01 đ/c tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị. Biên chế giáo viên đủ và đúng với chuyên môn. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình và tâm huyết với cơng việc, có ý thức xây dựng nhà trường đồn kết gắn bó, tự giác, kỷ luật cao trong cơng tác, gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.
+Trường THPT Chu Văn An có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, do không cách xa trung tâm thành phố việc lĩnh hội tri thức và các hoạt động văn hóa do tỉnh Thái Bình, thành phố Thái Bình tương đối thuận lợi. Nhân dân có con em học tại trường có truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng nông thôn mới được chú trọng, trình độ dân trí trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể. Cha mẹ học sinh có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con cái, hiếu học trọng thầy.
-Hạn chế:
+Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chun mơn tốt, song về kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung giảng dạy GTS cho học sinh THPT.
+Đa số giáo viên của nhà trường cịn có lối sống và cách sống an vị , ngại hoạt động, ngại va chạm, thực hiện tốt nề nếp hành chính song thiếu tính hiệu quả và tính tự giác. Một bộ phận cịn nặng đầu óc gia đình ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động của nhà trường.
+Nhận thức của bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh ( CMHS) về vấn đề GDGTS cho con em mình cịn hạn chế.
2.1.3.2. Kết quả xếp loại: hạnh kiểm, học lực năm học 3 năm gần đây:
Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 - Hạnh kiểm Năm Số HS Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013 1532 1137 74,2 311 20,3 82 4,3 2 1,2 0 0 2014 1470 1124 76,5 282 19,2 62 4,1 2 1,2 0 0 2015 1445 1105 76,5 250 17,3 79 5,5 1 0,7 0 0
- Học lực Năm Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013 1532 81 5,3 665 43,4 691 45,1 8 5,4 0 0 2014 1470 126 8,6 917 62,4 378 25,7 5 3,1 0 0 2015 1445 223 15,5 824 57,0 374 25,9 2 1,6 0 0
Hoạt động giáo dục của nhà trường từng bước phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 95%. Trong những năm qua, tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban giảm đáng kể. Hàng năm, có khoảng từ 80 đến 85% học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường ĐH,CĐ và THCN.