1.3.3 .Nội dung hoạt động giáo dục giá trị sống
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
1.4.5. Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và các tổ chức đoàn thể
nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống
Hoạt động GDGTS chỉ được tổ chức có hiệu quả khi nhà trường phối hợp các lực lượng giáo dục và các tổ chức đoàn thể.
Chi bộ thống nhất trong chỉ đạo, ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, các giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên cốt cán chung tay tổ chức các hoạt động GDGTS. Yếu tố quan trọng nhất là trưởng ban chỉ đạo- Hiệu trưởng phải “keo dính” liên kết các thành viên, các thành viên cùng phối kết hợp, cùng hướng tới mục tiêu chung.
Nhà trường, gia đình, xã hội phối hợp chặt chẽ tạo nên mơi trường giáo dục khép kín, tác động đồng bộ đến học sinh. Nhà trường chủ động để xây dựng mối quan hệ mật thiết, tích cực. Các lực lượng ngồi nhà trường gồm: cha mẹ học sinh, cơ quan, đoàn thể ... nơi cha mẹ các em sống và làm việc, chính quyền địa phượng, các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp ... trên địa bàn nhà trường đặt trụ sở, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân...
Việc phối kết hợp giữa các lực lượng ngoài nhà trường không chỉ đảm bảo sự phối hợp thống nhất mà còn phát huy, nâng cao vai trị, trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội. Nếu phối kết hợp tốt nhà trường sẽ được chia sẻ các khó khăn, tìm được sự đồng thuận, các lực lượng ngoài nhà trường sẽ qua tâm, nắm được thực tế hoạt động, nhu cầu hoạt động...từ đó ủng hộ nhà trường, chăm lo cho thế hệ trẻ.
Để phối kết hợp tốt, nhận được sự đồng thuận của các lực lượng ngoài nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường phải có quan hệ thường xuyên, quan hệ rộng rãi, có khả năng tập hợp sức mạnh tập thể, đồng thời lãnh đạo nhà trường phải chủ động ỷong xây dựng, nghiêm túc trong thực hiện công tác phối hợp.