Biện pháp 6 Quản lý việc đổi mới hình thức chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông chu văn an, tỉnh thái bình​ (Trang 86 - 88)

3.1.2 .Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống của trường THPT Chu

3.2.6. Biện pháp 6 Quản lý việc đổi mới hình thức chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động

giáo dục giá trị sống cho học sinh

*Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.

Trong công tác quản lý, sự lãnh đạo, chỉ đạo có vị trí, vai trị và ý nghĩa quan trọng. Trong hoạt động giáo dục GTS chức năng này có vai trị to lớn hơn bởi hoạt động này không chỉ diễn ra trong nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà cịn được tiếp tục trong gia đình và xã hội. Vai trò của người lãnh đạo là phải tạo được động lực cho các lực lượng tham gia một cách tự giác, chủ động và chựu trách nhiệm về hoạt động của mình.

*Nội dung biện pháp.

Chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Rà soát, đánh giá, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên phù hợp để có kế hoach tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao được trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ giáo viên. Cán bộ, giáo viên phải tự bồi dưỡng nâng cao dần trình độ chun mơn, khả năng tổ chức để đáp ứng yêu cầu GDGTS cho học sinh.

Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, báo cáo viên, giáo viên tổ chức câu lạc bộ, giáo viên tổ chức các hoạt động GDGTS. Tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý tham gia các lớp tập huấn dài hạn, ngắn hạn, giao lưu học hỏi trải nghiệm sáng tạo để từ đó cung cấp cho đội ngũ các kỹ năng GDGTS cho học sinh.

Quan tâm, bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp và hình thức GDGTS cho học sinh.

Việc tuyển dụng giáo viên hàng năm không chỉ chú trọng đến chun mơn mà cịn phải chú trọng cả đến năng khiếu sư phạm và kỹ năng tổ chức hoạt động cho học sinh.

- Chỉ đạo, lãnh đạo các hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường. - Chỉ đạo các hoạt động giáo dục GTS trong gia đình và ngồi xã hội.

* Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp.

- Làm gương trong mọi hoạt động.

- Kiên trì xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực.. - Đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng hoạt động giáo dục GTS cho giáo viên và

cán bộ quản lý.

- Tập hợp các lực lượng trong nhà trường thành một khối thống nhất, đồn kết và lơi cuốn được lực lượng học sinh tham gia.

- Huy động được lực lượng CMHS, xã hội chủ động tham gia.

- Tận dụng đặc điểm lịch sử, văn hóa, khen thưởng, nêu gương người tốt việc tốt trong quá trình giáo dục GTS cho học sinh..

- Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh. - Đổi mới nội dung, hình thức giờ sinh hoạt đầu tuần.

Ngoài việc thực hiện các nghi thức bắt buộc theo quy định. Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm được chuẩn bị ngắn gọn trọng tâm có tác dụng giáo dục, ngăn chặn và răn đe hiệu quả. Nhà trường, đoàn thanh niên phải lồng ghép các nội dung GDGTS cho học sinh thiết thực như: kể chuyện, các trò chơi, hỏi đáp, phỏng vấn, văn nghệ, nêu gương người tốt việc tốt… Tránh các hình thức giảng giải giáo điều, từ đó hình thành các GTS cho học sinh.

- Đổi mới công tác giáo dục truyền thống cho học sinh.

Giáo dục truyền thống của quê hương đất nước, lịch sử của địa phương của nghành giáo dục, của nhà trường,… các ngày lễ lớn trong năm, không chỉ bằng các buổi nói chuyện mà phải thông qua các buổi cho học sinh đi thực tế, các buổi nói chuyện của các nhân chứng sống, sân khấu hóa truyền thống để thu hút sự tham gia của học sinh.

Việc giáo dục truyền thống phải được lồng ghép trong bài học, trong các đề thi, kiểm tra. Thơng qua hoạt động này góp phần giáo dục học sinh các GTS đồng thời giáo viên nắm bắt được sự cập nhật, hiểu biết của học sinh cũng như việc áp dụng GTS vào cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông chu văn an, tỉnh thái bình​ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)