3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng
Để hạn chế rủi ro tín dụng tại VietinBank Tây Tiền Giang thì giải pháp đề ra là cần xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng. Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thƣơng mại cần có sự thay đổi nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Chi nhánh phải đề ra chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sơ phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay, cũng nhƣ khả năng chịu đựng rủi ro của mình.
VietinBank Tây Tiền Giang cần hoàn thiện hơn các nội dung trong chiến lƣợc quản lý rủi ro nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu. Chiến lƣợc quản lý rủi ro cần phải xem xét hàng năm, phải thể hiện đƣợc xu hƣớng tổng thể của kế hoạch kinh doanh tín dụng nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điển hình thực tế nhất tại chi nhánh cần giải quyết hiện tại là làm sao tiếp tục đa dạng hóa ngành nghề đầu tƣ, tiếp tục giảm tỷ trọng cho vay ngành lƣơng thực và giảm tỷ lệ giải ngân tiền mặt. Việc giải ngân không tiền mặt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác quản lý mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tránh trƣờng hợp đầu tƣ sai mục đích từ đó giảm thiểu rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Nội dung chiến lƣợc quản lý rủi ro cần đảm bảo đƣợc những tổn thất có thể xảy đến khi rủi ro xảy ra và có các giải pháp phịng ngừa hay phân tán rủi ro, quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro tín dụng nói riêng. Trong chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng thì nội dung về chính sách tín dụng và quy trình tín dụng là nội dung rất quan trọng. Nhiều rủi ro tín dụng xảy ra có liên quan khá nhiều đến quy trình tín dụng, do đó có đƣợc quy trình có chất lƣợng sẽ giúp hạn chế khá nhiều rủi ro tín dụng phát sinh; tuy nhiên đồng thời với đó sẽ ảnh hƣởng khá nhiều đến việc phát triển tín dụng khi quy trình chặt chẽ hơn.
Nội dung chiến lƣợc cần quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý rủi ro, quy định việc xây dựng mơ hình quản lý rủi ro, thiết lập hệ thống đo lƣờng rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá đƣợc tác động của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng nhƣ rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Việc tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý rủi ro phải đƣợc thực hiện theo hƣớng bộ phận chuyên trách quản lý tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh đồng thời tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Bộ máy giám sát rủi ro tín dụng của chi nhánh là một bộ phận độc lập không tham gia vào q trình có thể tạo ra sự kiện rủi ro, có chức năng quản lý, giám
68
sát rủi ro cho ngân hàng, nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu đƣợc xây dựng, đề ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro và áp dụng công cụ đo lƣờng rủi ro mới. Việc cân bằng giữa quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh với tăng trƣởng hoạt động tín dụng sẽ là một vấn đề quan trọng và phải đƣợc xử lý tốt để không ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động kinh doanh.