- Mỡ và lipit (chất giống mỡ): chứa trong cây thực hiện hàng loạt các chức năng quan trọng trong lớp màng trên bề mặt của tế bào cấu tạo từ mỡ và
4.4.2. Chăm sóc rừng Tông dù
+Xới đất để tăng độ tơi xốp của đất.
+ Vì Tông dù ở giai đoạn trưởng thành ưa sáng hoàn toàn, vì vậy cần phát quang những cây phi mục đích để giảm độ tàn che của lô rừng.
+Để có cơ sở đềxuất biện pháp bón phân cho 10 lô rừng trồng Tông dù (đại diện là 10 OTC có trị số tính toán trong bảng 4.15), dựa vào kết quả phân cấp sinh trưởng loài Tông dù trong bảng 4.13, các chỉ số thực tế của ĐKLĐ cũng như kết quả xácđịnh mức độphù hợp vềsinh trưởng của Tông dù, đề tài tiến hành tổng hợp kết quả tính toán trong bảng 4.18.
Bảng 4.18. Đánh giá thúcđẩy sinh trưởng Tông dù khi bón phân
Chỉtiêu Xấu Trung bình Khá Tốt
∆Hvn.∆D1.3 < 2,1 2,1 – 2,8 2,8 – 3,5 > 3,5
Phân chia N S3 S2 S1
Ytt < 2,1 2,39 3,15 4,43
Chuyển dịch chuyển dịch chuyển dịch
Thúc đẩy sinh trưởng của Tông dù đồng nghĩa với việc tác động để trị
số Ytt của cấp đó tiếp cận với cận dưới của cấp cao hơn. Cụ thể, nếu muốn Tông dù sinh trưởng từ cấp S3 lên cấp S2 ta phải tácđộng đểtrịsố Ytt của cấp S3 tăng tối thiểu 0,41 (từ 2,39 lên 2,8).
Với một khu vực xác đinh, giảsử độtàn che (X2),độ cao, độdốc có sự
chênh lệch không đáng kể khi đó tương ứng với cấp S3 trong phụ lục, trị số
trung bình X2 và X3 của cấp này là 0,37 và 0,035.
Thay trịsốnày vào phương trình Y = 3.1317 + 0,0123.X1 - 4,5837.X2 + 3,2499.X22 + 18,1439.X3tađược: 138 , 21 . %. . 0 . %. . 2 det 5 2 1 SetVL Tkiem O K Dd P CEC OM PH X KCL ieu Từ kết quả này, tuỳ theo từngđiều kiện cụ thể chúng ta có thể lựa chọn loại phân bón và liều lượng bón phù hợp cho cây.
Thảo luận:
- Việc chuyển cấp sinh trưởng mang tính giả định và chỉ có thể đạt
được trong một sốtrường hợp sau:
+ Không có sựbiếnđộng xấu bất thường của các nhân tốkhí hậu; + Tông dù ít hoặc không chịu sự tácđộng tiêu cực của con người;
+ Độ tàn che được điều chỉnh tới khoảng phù hợp với sinh trưởng của cây. Cùng với bón phân, tổng hợp của các tác động này có thể giúp cho quá trình chuyển cấp nhanh hơn.
- Việc chuyển cấp mang tính tạm thời, xu hướng thay của chúng gắn liền với trình độ và kỹ thuật canh tác cũng như sự thay đổi của các tính chất
Chương 5
kết luận, tồn tại và kiến nghị 5.1. Kết luận
Đề tài đã phân chia ĐKLĐ theo thích hợp cho loài cây Tông dù dựa trên phương pháp luận tổng thể là: nghiên cứu đặc điểm sinh lý – sinh thái, nghiên cứu đặc điểm ĐKLĐ của khu vực nghiên cứu, phân chia ĐKLĐ theo dạng hàm Y = A0 + A1.X1 + A2.X2 + A3.X22 + A4.X3, đề xuất ứng dụng của đề tài trong việc chọn đất trồng và chăm sóc rừng trồng Tông dù tại xã Cư Lễ.
* Về đặc điểm sinh lý – sinh thái cây Tông dù:
- Tông dù là loài cây chịu được cường độ ánh sáng trung bình, hay nói cách khác loài cây này chịu bóng nhẹ ở giai đoạn vườn ươm.
- Đây là loài cây thuộc nhóm trung sinh, sống ở nơi có nhiệt độ trung bình nhưng có khả năng chịu hạn tốt, thể hiện rõ qua 2 chỉ tiêu: (1) Sức hút nước của tế bào và mô cây Tông dù ở mức khá (S =19,165atm); (2) Hệ số héo của Tông dù tương đối thấp (bằng 14,14%)
- Khả năng chịu nóng của Tông dù ở giai đoạn vườn ươm là kém.
- Tỷ lệ che bóng cho cây Tông dù ở gai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi là 50%. Điều này được khẳng định qua việc bố trí 5 CT che bóng khác nhau và ở CT che bóng 50%, sinh trưởng về Doo, Hvn là lớn nhất, CT che bóng 50% có sai khác rõ rệt về mặt thống kê so với các CT còn lại.
- ở giai đoạn vương ươm, Tông dù có nhu cầu đòi hỏi cao đối với các đối với các chất dinh dưỡng khoáng là N, P, K. Đây cũng là những chất dinh dưỡng khoáng cần được bón cho cây ở giai đoạn này. Hỗn hợp ruột bầu có chứa 95% đất mặt + 2% lân + 3% NPK, là phù hợp với cây con trong giai đoạn gieo ươm.
+ ở giai đoạn trưởng thành, sinh trưởng Tông dù có quan hệ chặt với các chỉ tiêu phân tích đất: PHkcl, OM%, K2O%, Tkiem, CEC, SetVL, P2O5dtvà
dd. Đề tài đã xác lập phương trình tương quan của 8 chi tiêu phân tích đất có quan hệ chặt với ∆Hvn.∆D1.3thông qua phương trình:
∆Hvn.∆D1.3 = -2,4855 + 0,5714.PHkcl+ 0,3010.OM% - 0,4776.K2O% - 0.1493.Tkiem + 0,1425.CEC - 0,0087.SetVL + 0,5593.P2O5dt + 0,0106.Dd
(với R = 0,95; F = 23,002; Fsig = 1.10-8; p-vlue của các biến đều < 0,05)
* Về đặc điểm ĐKLĐ của hai thôn Pò Pái và Nà Ban:
- Khu vực nghiên cứu có lượng mưa bình quân năm đạt 1766,08 mm/năm; Chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng X:4,2,0; Độ ẩm không khí trung bình đạt 83,54%,
- Tại 55 lô rừng cần phân chia ĐKLĐ, chúng tôi đã điều tra, phân tích 8 chỉ tiêu đất quan trọng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Tông dù. Kết quả cho thấy giữa các lô rừng có biến động về PHkcl từ 3,27 – 7,83; hàm lượng mùn biến động từ 0,49 – 3,14%; K2O% biến thiên từ 0,12 – 1,98; tổng kiềm biến động từ 2,62 – 10,09; CEC biến động từ 6,12 – 17,34; sét vật lý biến động từ 50,33 – 80,63; P2O5dt biến động từ 0,21 – 1,62 và độ dầy tầng đất biến động từ 40 – 125cm.
- Đặc điểm địa hình tại 55 lô rừng cần phân chia ĐKLĐ tại hai thôn Pò Pái và Nà Ban có độ cao tuyệt đối từ 190 – 520 m, độ dốc trung bình từ 80 – 350.
- Kết quả điều tra độ tàn che của 55 lô rừng, cho thấy rằng độ tàn che của các lô rừng biến thiên từ 0 – 0,8.
* Về Phân chia ĐKLĐ thích hợp cho loài Tông dù ở thôn Pò Pái và Nà Ban, xã Cư Lễ:
- Đề tài đã xây dựng được bảng phân chia ĐKLĐ theo mức độ thíh hợp cho loài Tông dù tại thôn Pò Pái và Nà Ban (bảng 4.14). Bảng này được dựa trên mối liên hệ của sinh trưởng Tông dù (về chỉ tiêu ∆Hvn.∆D1.3) với những nhân tố sinh thái chủ yếu (khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật) dưới
Y = 3.1317 + 0,0123.X1 - 4,5837.X2 + 3,2499.X22+ 18,1439.X3
(với R = 0,88; F = 21,359; Fsig = 9.10-8; P-value của các biến X1, X2, X22, X3 đều < 0.05)
- Chúng tôi đã xây dựng được bản đồ phân chia ĐKLĐ theo mức độ thích hợp cho loài Tông dù tại hai thôn này.
* Về đề xuất ứng dụng của đề tài:
- Đề xuất chọn lập địa trồng Tông dù
+ Căn cứ vào bảng 4.13 và quy trình bốn bước để xác định bốn cấp ĐKLĐ.
+ Nên trồng Tông dù ở ĐKLĐ: S1, S2.
+ Có thể mở rộng trồng Tông dù ở ĐKLĐ: S3, tuy nhiên nên có biện pháp cải tạo đất cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài như bón phân, giảm độ tàn che.
+ Không trồng Tông dù ở ĐKLĐ: N
+ Chúng tôi đã đề xuất cho 10 lô rừng của 8 hộ gia đình xem có nên quyết định trồng Tông dù trên các lô rừng đó không. Từ kết quả bảng 4.16, chúng tôi đã đề xuất với lô rừng số 9 của ông Nông Văn Toán có ĐKLĐ không thích hợp với loài Tông dù do đó không trồng Tông dù mà nên chọn loài cây khác phù hợp hơn. Với các lô rừng số 1, 4 và 10 có thể tiếp tục trồng Tông dù nhưng nên có biện pháp cải tạo đất như bón thêm phân, giảm độ tàn che của lô rừng. Còn lại các lô rừng khác nên tiếp tục triển khai trồng Tông dù.
- Đề xuất chăm sóc rừng Tông dù
+Xới đất để tăng độ tơi xốp của đất.
+ Vì Tông dù ở giai đoạn trưởng thành ưa sáng hoàn toàn, vì vậy cần phát quang những cây phi mục đích để giảm độ tàn che của lô rừng tạo điều kiện cho cây lấy được nhiều ánh sáng.
+ Cơ sở đề xuất biện pháp bón phân cho 10 lô rừng trồng Tông dù: 138 , 21 . %. . 0 . %. . 2 det 5 2 1 SetVL Tkiem O K Dd P CEC OM PH X KCL ieu
Từ kết quả này, tuỳ theo từngđiều kiện cụ thể chúng ta có thể lựa chọn loại phân bón và liều lượng bón phù hợp cho cây.
5.2. Tồn tại
- Mặc dù đề tài về cơ bản đã đạt được mục tiêu đặt ra nhưng do việc nghiên cứu phân chia ĐKLĐ theo mức độ thích hợp cho loài cây còn là một vấn đề khó, hơn nữa điều kiện thời gian có hạn nên số liệu thu thập còn hạn chế.
- Phạm vi nghiên cứu hẹp, đề tài mới chỉ phân chia ĐKLĐ cho 2 thôn của xã Cư Lễ mà chưa có điều kiện mở rông qua các địa phương khác.
- Do han chế về diện tích rừng trồng Tông dù ở các ĐKLĐ khác nhau nên đề tài chủ yếu sử dụng số liệu từ rừng tự nhiên mà ít số liệu rừng trồng.
- Việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý cây Tông dù mới chỉ dừng lại ở giai đoạn vườn ươm, mà chưa nghiên cứu cây trưởng thành .
- Kết quả nghiên cứu tỷ lệ che bóng ở giai đoạn vườn ươm chưa bao quát được toàn bộ giai đoạn gieo ươm, cũng như chưa xác định được thời gian khống chế ánh sáng xung quanh dàn che.
- Đề tài chưa có điều kiện phân tích đất thí nghiệm ở vườn ươm, nên việc bón phân theo công thức 4 đã đảm bảo gần đúng với nhu cầu sinh thái của cây hay chưa ? Điều này chưa được lam rõ.
5.3. Kiến nghị
- Từ những kết quả trên, chúng tôi mạnh dạn đề nghị nên trồng Tông dù trên các dạng ĐKLĐ S1, S2, hạn chế trồng ở dạng lập địa S3 và không nên trồng trên dạng lập địa N.
- Cần có thêm những nghiên cứu về đặc điểm sinh lý cây tông dù ở giai đoạn trưởng thành.
- Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu để khẳng định tính chính xác của bảng 4.14 và phương trình (4.9) trong phân chia ĐKLĐ cho loài Tông dù, từ đó có những ứng dụng thực tiễn rộng rãi hơn.